Biến tướng “vàng tặc” ở Amazon
- Bộ lạc 'chưa từng biết đến" ở Amazon": Vùng đất bị "bỏ quên" hay sự vô tâm của thế giới văn minh?
- Truy quét “vàng tặc” hủy hoại môi trường
Dưới đây là bài viết đầy chất thời sự của tác giả Robert Muggah là đồng sáng lập của Viện Igarapé và SecDev Group.
Rừng khóc vì “tham nhũng”
Là bể chứa carbon trên mặt đất lớn nhất thế giới, lòng chảo Amazon đang là một mặt trận hết sức quan trọng trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu. Nhưng nơi này cũng đang chứa một thế giới ngầm tội phạm mà có thể làm suy giảm các nỗ lực giảm thiểu phát thải hiệu ứng nhà kính.
Quả vậy, việc đảo ngược biến đổi khí hậu không chỉ nhằm điều chỉnh hành vi của những người gây ô nhiễm, mà còn chống lại tội phạm có tổ chức. Nạn phá rừng ở Amazon đã tăng tốc trong những năm gần đây dẫn đến việc giảm thiểu đáng kể diện tích cây rừng che phủ.
Khai thác vàng “chui” ở gần sông Madre de Dios (Peru). Hóa chất dùng để tách quặng vàng đang đầu độc nguồn nước sinh hoạt của chính các phu vàng và dân cư địa phương. Ảnh nguồn: Ryan M. Bolton/Shutterstock.com |
Theo đó, kể từ thập niên 1970, khoảng 1/5 diện tích rừng già Amazon đã bị băm nát nhường chỗ cho hoạt động công - nông nghiệp, đốn gỗ và khai khoáng; từ 505 đến 80% diện tích rừng bị tàn phá là do những hoạt động bất hợp pháp bao gồm cả khai thác vàng. Nếu khuynh hướng hiện tại này còn tiếp diễn thì khoảng thêm 20% diện tích che phủ ở Amazon sẽ biến mất vào thời điểm năm 2030.
Trong nhiều mối đe dọa tới rừng già Amazon thì khai mỏ là hoạt động mang tính chất tàn phá nhất bởi vì nó tàn phá tầng đất, ngăn cây cối tái sinh và làm ô nhiễm sông ngòi. Thêm nữa, các tập đoàn khai mỏ lớn như Anglo American và Vale đã đổ ra hàng chục tỷ USD xây dựng các tuyến đường lấn thẳng vào một số khu vực Amazon – và thế giới – là những khu vực dễ bị tổn thương môi trường nhất.
Các nghiệp đoàn này đã “hối lộ” giới chính trị gia biến chất để rồi những người này đã trao các mức ưu đãi thuế cho hoạt động khai thác quy mô lớn đối với bauxite, đồng, quặng sắt, măng gan, nickel, kẽm và đặc biệt là vàng.
Hàng vạn các Garimpeiros (các phu đào vàng) thường lệ thuộc vào khai thác vàng chui để tồn tại. Tại các thị trấn nhỏ của Brazil như Itaituba (nằm dọc theo sông Amazon), hoạt động khai thác vàng lậu đã chiếm từ 50% đến 70% nền kinh tế địa phương.
Khi các khu định cư dành cho dân đào vàng mọc lên dọc theo khu vực này cũng là lúc nảy nòi các tệ nạn cờ bạc, mại dâm, buôn người. Lòng chảo Amazon là nơi tọa lạc 3 quốc gia sản xuất coca lớn nhất thế giới là Bolivia, Colombia và Peru; và các nghiệp đoàn Colombia /Peru và các băng đảng tội phạm Brazil cũng nhận ra nguồn lợi kếch xù từ việc kinh doanh vàng lậu.
Những băng đảng tội phạm có tổ chức này nhận thấy việc đãi và bán vụn vàng sẽ thu về một mức giá thị trường hấp dẫn, và được “chống lưng” an toàn bởi mạng lưới các văn phòng chính phủ “đi đêm” với tội phạm.
Thế giới ngầm của “vàng tặc”
Vì thế, các tổ chức tội phạm đang mở rộng bàn tay của họ vào hoạt động khai thác lậu. Những hoạt động này đang để lại các hậu quả môi trường nghiêm trọng. Hoạt động khai thác vàng chui đang tiếp tay cho nạn phá rừng nghiêm trọng hơn cả sự tưởng tượng, ngày hôm nay ước tính 10% độ che phủ rừng đã bị suy giảm.
Ngoài ra hoạt động nạo vét sông cũng đang hủy diệt các hệ sinh thái và thải độc thủy ngân vào các nguồn cung lương thực trên khắp lòng chảo Brazil.
Tại các ngôi làng Yanomami thuộc biên giới Brazil - Venezuela, hơn 90% dân cư gần đây được xét nghiệm đều cho thấy tình trạng bị nhiễm độc. Hơn nữa, đang có những dấu hiệu lo lắng về gia tăng hoạt động bạo lực gần các điểm khai thác bất hợp pháp, với các thành phố của lòng chảo Amazon như Belém, Macapá và Manaus hiện tại đang có các báo cáo về tỷ lệ những vụ giết người chiếm cao nhất thế giới. Những thành phố này cũng khét tiếng nguy hiểm cho các nhà hoạt động môi trường và báo giới tác nghiệp.
tăng cường trấn áp các hoạt động tội phạm đang đẩy nhanh sự biến đổi khí hậu, sẽ cần sự tăng cường các hoạt động phối hợp giữa cảnh sát liên bang, các công tố viên, người bảo vệ cộng đồng và các cơ quan tình báo cũng như các lực lượng vũ trang.
Các cơ quan công cộng như Viện nghiên cứu môi trường và tài nguyên thiên nhiên Brazil (IBAMA) cần cung cấp kinh phí và trao quyền tự chủ nhiều hơn vào các khu vực dân cư nghèo nàn do bị băm xới bởi những hoạt động khai thác vàng, để tránh cho thanh niên bị cuốn vào hoạt động tội phạm.
Quản lý vùng Amazon là thể hiện lợi ích của toàn bộ thế giới, nhưng hoạt động hợp tác quốc tế còn thiếu, đặc biệt là ngay trong khu vực Nam Mỹ.
Đơn cử như Tổ chức hiệp ước hợp tác Amazon (ACTO, gồm các quốc gia như Brazil, Bolivia, Colombia, Ecuador, Guyana, Peru, Suriname và Venezuela) đang không đồng thuận do chính phủ các quốc gia thành viên này tỏ ra hết sức cảnh giác tới các hành vi xâm phạm chủ quyền quốc gia của họ. Các biện pháp tự tin sẽ là cần thiết nhằm giải quyết những mối bận tâm này. Khi đề cập tới chống tội phạm môi trường thì hoạt động điều phối phải là sự lựa chọn ưu tiên.
Và giới tinh hoa, cán bộ quan chức và tội phạm sẽ phải đối đầu trong các hoạt động khai thác lậu (khi mà họ cùng thu lợi), đòi hỏi phải có sự can đảm hành động từ những quan chức và các nhà hoạt động được bầu cử. Và cũng khuyến khích áp dụng công nghệ cao như những hệ thống giám sát vệ tinh mà 2 chính phủ Bolivia và Peru đang triển khai để chống lại những kẻ buôn lậu ma túy.
Nói rộng hơn, tiến bộ lâu dài sẽ phụ thuộc vào các hành động chính trị cấp cao. Các chính phủ quốc gia cần phải sắp xếp những ưu tiên về môi trường và an ninh của họ, cả trong nội bộ và đa phương, điều này đòi hỏi phải có một chính sách ngoại giao cẩn thận; giám sát các công ty khai thác, và một cam kết về tính minh bạch, kèm hình phạt thích đáng cho các hành động bất tuân.