Bí ẩn về những nền văn minh dưới nước
- Top 7 vũ khí kinh hoàng thời cổ đại
- Sự lụi tàn bí ẩn của nền văn minh cổ đại Olmec
- Bảy kỳ quan thế giới cổ đại - Kỳ 1
Phế tích ngầm Yonaguni (Nhật Bản)
Các nhà khảo cổ học có vẻ không thống nhất cho lắm về việc Phế tích dưới nước Yonaguni (còn gọi là Kim tự tháp Yonaguni) là một công trình xây dựng nhân tạo hay là một cấu trúc do thiên nhiên tạo ra?
Như một số người hoài nghi thì nếu như đài tưởng niệm đá khổng lồ là tàn tích của một nền văn minh trong quá khứ xa xưa, thì nó có thể là sáng tạo của một phức hợp xã hội loài người đã từng có thời gian tồn tại từ cách đây 5.000 đến 10.000 năm. Những người thợ lặn đã tình cờ phát hiện ra tàn tích đô thị ngầm này vào năm 1986, nơi này nằm gần đảo Yonaguni Jima (mũi quần đảo Ryukyu (Nhật Bản), người ta tin rằng nó là cấu trúc một thành phố đã bị chìm xuống biển sau khi nơi này xảy ra một trận động đất từ cách đây 2.000 năm.
Lý do khiến cho các nhà khoa học tin rằng nó do con người thiết kế ra, đó là cấu trúc bao gồm các cạnh sắc trong những khối đá - những bậc thang được sắp xếp rõ ràng, và còn có một số các chỉ dấu văn hóa tiềm tàng như những tượng đài động vật và hình người được tìm thấy quanh cấu trúc khổng lồ.
Tuy nhiên lại cũng có những người tin rằng phế tích ngầm chỉ đơn giản là do thiên nhiên tạo ra, các khối sa thạch không có đường nối rõ ràng, còn các cạnh sắc của đá cũng khá mơ hồ, họ quả quyết rằng Mẹ Thiên Nhiên đủ quyền năng để làm được mọi thứ. Song nhiều người vẫn khẳng định rằng phế tích chìm là một xã hội văn minh thu nhỏ do con người tạo ra.
Cung điện Cleopatra (Ai Cập)
Cleopatra là vị hoàng đế cuối cùng của đất nước Ai Cập, bà đã trị vì thành phố Alexandria suốt 2 thập niên khi nơi này nằm trên đảo Antirhodos. Tuy nhiên, địa điểm có cung điện của nữ hoàng Cleopatra đã chìm xuống đáy biển từ cách đây 14 thế kỷ trong một loạt các trận động đất có cường độ cao.
Năm 1996, một toán thợ lặn do nhà thám hiểm khảo cổ Franck Goddio dẫn đầu đã tìm thấy lại đại cung của Cleopatra, ông Goddio đã nghiên cứu về các bản mô tả tiếng Grecian cổ điển để lần ra phế tích được bảo tồn nguyên vẹn này. Nhóm của ông Goddio đã khai quật được một lượng lớn các hiện vật xa xưa nằm trong các phế tích bị bỏ hoang lâu ngày bao gồm những pho tượng hoàng gia, tượng nhân sư, trang sức, các đồng tiền và các đền thờ.
Tác động từ cuộc khám phá là rất lớn vì địa điểm này là một kho tàng các hiện vật cổ mà phần lớn trong số đó không thể nổi lên mặt nước, vì vậy Ai Cập hy vọng thu hút sự quan tâm quốc tế bằng cách xây dựng một bảo tàng dưới nước, nơi du khách có thể sửng sốt khi chứng kiến các đền đài, cung điện xa xưa mà không tác động đến chúng bằng cách đi trong các đường hầm.
Phế tích Thonis-Heracleion (Ai Cập)
Vài năm sau khi nhà thám hiểm khảo cổ học Franck Goddio tìm thấy ra đại cung chìm ở Antirhodos, thì nhóm thợ lặn của ông đã tìm thấy thêm một phế tích Ai Cập chìm khác mà lần này là Thonis-Heracleion, đô thị này từng là cảng thương mại thịnh vượng của cả người Hy Lạp và Ai Cập cổ đại giao thương buôn bán giữa biển Địa Trung Hải và sông Nile. Thonis-Heracleion từng là nơi có mặt ngôi đền thờ thần Amun và được cho là bị biển cả "nuốt chửng" vào thế kỷ thứ 8 sau Công Nguyên do các thảm họa thiên nhiên và thành phố cổ chìm vào làn nước cho đến khi nó được tái khám phá vào năm 2000.
Trong số các hiện vật được trục vớt từ đô thị cổ là những pho tượng, một ngôi đền khổng lồ và nhiều hiện vật đồ gốm sứ… càng góp phần hé lộ rằng đô thị cổ Thonis-Heracleion từng là một nơi rất giàu có. Báo Telegraph dẫn lời ông Franck Goddio khẳng định rằng: "Thonis-Heracleion là cảng cửa ngõ dẫn vào Ai Cập, mọi hoạt động buôn bán đều thông qua thành phố này.
Ngoài ra, ngôi đền Amun là nơi bất kỳ vị Pharaoh nào cũng đều phải lui tới để tiếp nhận quyền lực từ đấng thần linh tối cao Amun. Hẳn nhiên nơi này rất giàu có". Ông Goddio cũng khám phá ra cổ thành Canopus (Ai Cập), một hải cảng khác nơi tập trung buôn bán của người Hy Lạp mà từng rơi vào quên lãng.
Phế tích Pavlopetri (Hy Lạp)
Một trong những phế tích đô thị chìm lâu đời nhất thế giới chính là Pavlopetri, nơi này chìm dưới đáy biển Địa Trung Hải (nằm gần Laconia ở Hy Lạp) và ước tính có niên đại đến 5.000 năm. Một số người tin rằng Pavlopetri mang hơi hướng về Đô thị cổ Atlantis của Plato, khi Pavlopetri có từ trước khi ra đời huyền thoại về Atlantis.
Cổ thành Pavlopetri được tìm thấy vào năm 1967 bởi ông Nicholas Fleming và sau đó nhóm các nhà khảo cổ do ông Fleming làm trưởng nhóm tại Đại học Cambridge (Anh). Nó là phát hiện khổng lồ cho các nhà nghiên cứu về 2 thời đại Đồ Đá và Đồ Đồng. "Địa điểm Pavlopetri là hết sức độc đáo với những tuyến lộ chính và các tòa nhà, những sân vườn, các ngôi mộ dựng bằng đá và những kiến trúc tôn giáo, tất cả đều có thể nhìn thấy rõ mồn một dưới đáy biển", dẫn lời TS Jon Henderson (Đại học Nottingham).
Điều gì đã xảy đến với cổ thành Pavlopetri để biến nó thành một mảnh nguyên sơ của lịch sử nhân loại? Có giả thuyết nói rằng cổ thành này bị chìm trong động đất hoặc sóng thần, dù sao thì đô thị này vẫn không thể nổi lên mặt nước, và cũng không thể được xây dựng lại, vì vậy mà nó bảo tồn hoàn hảo các giá trị trong lòng nó.
Cư dân Neapoli sống ở gần đó có nghe mang máng về một đô thị chìm song họ không hình dung được rằng phế tích chìm đang là một mảnh sinh động của câu đố lịch sử.
Sư Thành (Trung Quốc)
Chuyện gì đã xảy ra với nó? Một cơn hồng thủy đã nhấn chìm cả đô thị này và sau đó nó hoàn toàn bị lãng quên? Người Trung Hoa gọi nó là "Atlantis" hay "Atlantis của phương Đông", thực ra nó là cổ thành Sư Thành, nơi này từng hứng chịu một trận lụt lội kinh hoàng vào năm 1959 trong thời gian chính phủ Trung Quốc cho tiến hành xây dựng đập thủy điện Thuần An ngay trong hồ nước nhân tạo Hồ Thiên Đảo ở tỉnh Chiết Giang, và nó hoàn toàn bị lãng quên cho mãi tới năm 2001 khi giới chức trao một khoản ngân sách cho công tác khám phá đô thị chìm này.
Sư Thành vẫn còn mang đậm dấu ấn kiến trúc của 2 triều đại Minh, Thanh (cách đây hơn 600 năm), với những ngôi nhà còn nguyên vẹn và không bị hủy hoại khi bị chìm dưới nước. Kể từ đó, thành Sư Thành chìm đã trở thành "thánh địa" du lịch cho bất kỳ du khách nào muốn lặn xuống hồ để khám phá những bí mật về nơi từng có hoạt động sống rất nhộn nhịp trước khi bị chìm.
Đô thị chìm Dwarka (Ấn Độ)
Cái tên của đô thị bị quên lãng xứ Ấn, Dwarka có nghĩa là "lối vào Thiên Đường", đây cũng là nơi hiện diện cổ thành chìm lâu đời nhất thế giới. Hồi năm 2002, các nhà khoa học đã tìm thấy một tòa thành cổ đại nằm trong vịnh Cambay của Ấn Độ trong lúc họ đang thị sát mức độ ô nhiễm trong vùng, sau đó các thợ lặn đã trục vớt những hiện vật ngay dưới đáy vịnh bao gồm các loại hạt đá và đồ gốm cùng với răng người và sau khi đi đo đồng vị Carbon đã cho ra kết quả là chúng có niên đại lên đến 9.500 năm.
Theo các chuyên gia thì không thể phóng đại được tầm quan trọng của những phát biểu trên. Việc tìm thấy cổ thành Dwarka với niên đại xây dựng từ rất xa xưa khiến người ta hết sức sửng sốt khi mà nền văn minh Lưỡng Hà chỉ mới hình thành từ cách đây 4.500 năm.
Thành phố huyền thoại Dwraka có thể bị chìm do một mũ băng đã tan chảy từ cách đây gần 1 vạn năm, nơi từng có một số tôn giáo thiêng liêng như Ấn Độ giáo và Phật giáo, và được cho là nơi cai quản của nam thần Hữu Tử (Krishna, Ấn Độ giáo) khi Dwarka từng là kinh đô của nhà nước Anarta.
Hồ Titicaca (biên giới Bolivia và Peru)
Hồ Titicaca là cội nguồn cho ra đời nhiều huyền thoại của người Inca cổ đại, người dân ở đây tin rằng nó là nơi khai sinh ra nền văn minh của họ, và các nhà khoa học đã tìm thấy một ngôi đền có niên đại dao động từ 1.000 năm đến 1.500 năm ngay trong vùng hồ nước linh thiêng của họ. Người Inca tin vào thành phố chìm Wanaku và tuyên bố rằng nó đang nằm dưới đáy hồ Titicaca khi "con của thần mặt trời bay xuống nước".
Theo giới chức Bolivia, phế tích dưới đáy hồ Titicaca chứng minh rằng "nền văn minh của chúng tôi đã để lại nhiều giá trị hơn chúng tôi nghĩ". Với niên đại của phế tích, các chuyên gia tin rằng ngôi đền dưới đáy hồ Titicaca có thể dùng để thờ cúng thần Tiahuanaco mà cuối cùng đã "đồng hóa" nền văn minh Inca.
Phế tích Atlit-Yam Haifa (Israel)
Một cuộc gặp gỡ tuyệt vời giữa con người với một nền văn minh chìm cổ xưa đã thật sự xảy ra vào năm 1984, khi các nhà khoa học hải dương đã ghi nhận tàn tích của một đô thị chìm có niên đại cách đây 7.700 năm trong suốt thời gian họ nghiên cứu một xác tàu đắm gần vịnh Atlit ở Israel.
Những cuộc khảo sát sau đó đã hé lộ thêm rằng vị trí lạ có những ngôi nhà hình chữ nhật và một cái giếng đá hình tròn, từ đây chỉ ra rằng Atlit-Yam có thể là một trong những ngôi làng đầu tiên trên trái đất đã dùng các nguồn lợi nông nghiệp và biển cả để sinh sống, đôi khi rơi vào những khoảng thời gian từ năm 6.900 trước Công Nguyên và 6.300 trước Công Nguyên.
Trong số những tàn tích được tìm thấy tại phế tích là những hài cốt con người có dính líu và qua đời với bệnh lao, tìm thấy bằng chứng đầu tiên về việc chưng cất dầu ô liu, và quan trọng hơn là bằng chứng về hình thái an táng tại chỗ. Phế tích Atlit-Yam được cho là bị bỏ hoang đột ngột sau một vụ phun trào núi lửa vốn do sóng thần kích hoạt ra, dẫn đến dân cư di tản khỏi thành phố. Atlit-Yam thường được mệnh danh là "Atlantis thời Đồ Đá Mới".
Cổ thành chìm Baiae (Ý)
Baiae, đô thị cổ đại thời kỳ La Mã, từng là ngôi nhà của nhiều nhân vật quyền lực (cũng như gây tranh cãi) ở Rome, bao gồm Julius Caesar, hoàng đế Caligula và triết gia Marcus Cicero. Đô thị cổ có một thời kỳ dài sôi động này từng là một khu nghỉ mát danh tiếng trên vịnh Naples, bao gồm sự hiện diện của nhiều nhà tắm và có tàn tích xa xưa của một sòng bạc hao hao như Las Vegas.
Baiae phần lớn bị bỏ hoang vào thế kỷ thứ 8 sau Công Nguyên sau khi quân đội Hồi giáo càn quét thành phố này. Sau đó thì thành phố bị bỏ hoang hoàn toàn, bệnh sốt rét hoành hành vài thế kỷ sau đó, và núi lửa phun khiến cả thành phố bị chìm. Rồi sang thập niên 1950, đô thị chìm Baiae được tái phát hiện bởi một nhà khảo cổ học người Ý khi mà phần bên trên nó bị dây nho bao phủ.
Ngày nay, đô thị cổ trở thành một công viên nước, thu hút vô số thợ lặn tìm đến khám phá những cấu trúc tinh vi của đô thị chìm.