Nhà thơ xứ Nghệ và những ngỡ ngàng
Tôi biết nhà thơ Nguyễn Trọng Oánh từ những năm đầu thập niên sáu mươi của thế kỷ trước, cái thời còn là lính tân binh ở Tiểu đoàn 10 Pháo binh trên cao nguyên Châu Mộc. Nói là biết cho "oai" vậy. Vì, biết đây là biết trên văn đàn, báo chí và qua người quen đồng hương với nhà thơ, quê ở Nghi Long, Nghi Lộc kể lại.
Bởi, thời đó, cỡ lính tráng, tập tọe cầm bút như chúng tôi, đóng quân tít mù trên vùng rừng núi phía Tây Bắc mà mong được gặp trực tiếp nhà văn, nhà thơ, có khác nào "mộng ôm trái đất". Nhất là với văn sĩ, thi sĩ, những người đầu tiên tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt
Nhiều cây bút cự phách của nền văn học nước nhà giai đoạn kháng chiến chống Mỹ và trong xây dựng hòa bình dường như đã từng sống và làm việc tại ngôi nhà số 4 Lý Nam Đế - một địa chỉ rất nể trọng và ngưỡng mộ đối với ai đang chập chững bước vào ngưỡng cửa của văn chương.
Chẳng thế mà hồi đó, đợt phép đầu tiên của đời lính, từ Tây Bắc về, tôi đã cuốc bộ mấy cây số từ bến xe Kim Liên lên Lý
Có lẽ con đường dẫn tôi đến với thi ca từ đó. Từ cái ngày bị bài thơ tình có nhan đề là "Trăng" của Nguyễn Trọng Oánh "hớp hồn" - "Nhớ Trung thu năm trước/ Ôm trăng ngủ giữa đèo/ Ngày đi ngàn dặm đất/ Đêm gặp mặt người yêu/ Vội vàng hôn mái tóc/ Tỉnh dậy thành chiêm bao/ Em ơi tình có một/ Mà mùa trăng có nhiều...".
Ấy vậy mà phải tới mười mấy năm sau, tại chiến trường miền Đông Nam Bộ tôi mới may mắn được gặp tác giả bài thơ ấy. Đó là mùa khô năm 1974. Sau hơn tám năm bám trụ hoạt động ở vùng ven thuộc miền Đông và Trung Nam Bộ, tôi được cấp trên điều về "R" nhận công tác - gọi là thực hiện chủ trương "chuyển vùng".
Ngày ấy, địa bàn hoạt động của H67 chúng tôi (một cụm tình báo chiến lược thuộc J22 - Cục II) bám trụ tại huyện Châu Thành, Bến Tre, vậy mà về tới căn cứ tại khu vực Lộc Ninh phải mất hơn hai tháng ròng.
Bấy giờ, ở chiến trường miền
Nói là tập trung nhưng không phải tất cả dồn vào trung tâm mà vẫn phải phân tán với khoảng cách nhất định. Nơi gần thì vài chục phút đi bộ; nơi xa cũng phải vài giờ.
Về tới căn cứ của J22, tôi được anh em thông báo một thông tin "giật gân" rằng: "Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng có công văn xin cậu. Nghe đâu như lãnh đạo không cho đi vì đang thiếu người". Được biết, người ký công văn xin Thái Dương (bút danh của tôi thời đó ở chiến trường) là Tổng biên tập Nguyễn Thành Vân. Hỏi thăm giao liên mới biết căn cứ của các đơn vị thuộc Cục Chính trị quân giải phóng đóng ở phía Tây Bắc Lộc Ninh.
Chủ nhật tuần đó, tôi xin phép đơn vị cho nghỉ một ngày để tới thăm. Dẫu sao cũng là để đáp lại thịnh tình của tạp chí. Nhờ có chiếc xe đạp thồ cà tàng (không chắn bùn, không chắn xích, không chuông, không phanh) của đơn vị nên chỉ hơn hai tiếng đồng hồ tôi đã có mặt ở Tạp chí Văn nghệ.
Tôi thở phào nhẹ nhõm trước thái độ vui vẻ, nhiệt tình của một chiến sĩ thường trực trẻ măng, giọng đặc sệt Thanh Hóa: "Đồng chí ở mô tới? Có việc chi? Cần gặp ban nào? Ban Văn nghệ ư! Đi thẳng, tới ngã ba rẽ trái vài trăm mét là tới. May cho đồng chí rồi. Tôi vừa ghé qua, anh Oánh đang ở nhà...".
Tôi vội bước đi trong niềm vui khấp khởi, bỗng giật mình quay lại hỏi: "Này! Đồng chí!... Liệu có nhầm không đó? Tôi gặp Tổng Biên tập Nguyễn Thành Vân, nhưng sao..." - "Nhầm là thế nào! Nguyễn Thành Vân hay Nguyễn Trọng Oánh cũng là một. Ông anh cứ vô đi. Nếu nhầm thì thằng em này chịu trách nhiệm nộp phạt một phong lương khô...".
Theo chỉ dẫn của người thường trực vui tính, tôi tới "Tổng hành dinh" của trưởng ban quá dễ dàng, không phải hỏi thăm tới người thứ hai. Đó là một cái lán nhỏ đơn sơ, mái lợp lá trung quân. Chiều dài vừa đủ một tầm võng. Phía trước là một cái bàn nhỏ, hai bên là hai cái ghế, tất cả đều bện bằng cây rừng.
Vừa tới đầu lán, tôi đã nghe tiếng điếu cày rít giòn, đành bước nhẹ chân vào, trong lúc "chủ nhà" đang tựa lưng vào cột lán, mắt lim dim thả khói thuốc lên mái lán đầy vẻ khoan khoái. Dường như sự khoan khoái ấy đã vơi bớt đi cái khắc khổ trên gương mặt khô, gầy, cùng với nước da mai mái, dấu tích của những trận sốt rét rừng và suy dinh dưỡng để lại.
Thương! Thương cho anh em ở chiến khu quá! Bởi, với chúng tôi, bao năm bám trụ ở vùng yếu, lúc vào hoạt động hợp pháp; lúc trở lại vùng tranh chấp, tuy có căng thẳng, ác liệt - "đòm" một cái là hy sinh, sơ ý một tý là bị bắt, song, đời sống vật chất lại khá hơn nhiều, chẳng khi nào bị đói.
- Này! Cậu ở đoàn nào tới đấy? - Tôi giật mình trước câu hỏi đột ngột của chủ nhà.
- Dạ... chào thủ trưởng! Em... Em ở Đoàn 22 (J22) đó anh.
- Tên gì? Gặp Ban có việc chi vậy?
- Dạ !... Thái Dương, mới từ Bến Tre lên.
Chủ nhà ngước cặp kính nhìn tôi, đầy ngỡ ngàng.
- Ơ!... thế... thế cậu là dân Bắc à?
- Dạ vâng! Bắc "thứ thiệt", dân xứ Đoài đó anh - Chủ nhà lại thốt lên:
- Chết cha! Vậy mà bọn này cứ nghĩ cậu là dân Nam Bộ. Đọc mấy cái cậu gửi về, ngôn ngữ đặc sệt miền
Tôi thở phào nhẹ nhõm. Cái ấn tượng ban đầu về một nhân vật "khó gần", trầm tư, ít lời... bị xua tan. Tôi mạnh dạn hơn, đáp lại theo nhịp điệu sôi nổi của chủ nhà.
Vô từ cuối sáu lăm anh ạ. Phiêu bạt lắm. Từ miền Đông cho tới miền Trung Nam Bộ - từ chiến khu Đ ở Bình Cơ, Bình Mỹ thuộc đất Tân Uyên tạt sang Bông Trang, Nhà Đỏ về Châu Thành rồi lại vòng sang Bến Cát Bình Dương, từ Thanh An Bến Chùa - An Nhơn Tây rồi qua sông Sài Gòn sang Củ Chi, lấn tiếp qua khu vực Trảng Bàng, Tây Ninh.
Cuối cùng về bám lại lâu nhất ở chiến khu C - vùng Bời Lời và những ngày cuối năm 1969 thì rời miền Đông vì Bến Tre cho tới nay mới về miền. Ưa sống ở vùng ven nhưng được cái bom đạn nó "chê" nên bị thương hai lần, một viên và một mảnh nhưng toàn phần mềm. Lần thứ ba bị bom napan tém nhẹ hết nửa mái tóc...
Chủ nhà bập bập cái điếu cày, nhồi thuốc, quẹt lửa tới mấy lần mà chưa châm vào thuốc, đầu gật gật, bỗng ngước mắt, cắt lời tôi.
- Chà!... Vốn sống thực tế phong phú lắm. Cậu may đấy, vô chiến trường mà được đi nhiều nơi vậy, chẳng bù cho bọn này... Rồi anh hạ thấp giọng như giãi bày tâm sự: "Ban thiếu người đi thực tế, nhất là khu vực Trung và Tây Nam Bộ. Bọn này có ý định xin cậu về nhưng Đoàn 22 họ giữ người như giữ của ấy nên đành chịu. Thôi, cứ viết đi, coi như cậu là người của Ban bám trụ ở vùng yếu. Viết được cái nào gửi về trên này. Cái nào chưa sử dụng bọn tớ giữ cho...".--PageBreak--
Tôi chia tay anh ngay chiều hôm đó trong niềm vui khấp khởi. Rừng Lộc Ninh xào xạc gió. Ngọn gió đầu mùa như "nâng giấc mộng văn chương" của tôi bay lên và tự tin vào ngòi bút của mình.
Vậy mà, phải năm, sáu năm sau khi giải phóng miền
Đó là một chiều chủ nhật tại "Tổng hành dinh" Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 4 Lý Nam Đế, trong tư thế đĩnh đạc trình bày với đồng chí thường trực: "Tôi là người nhà, xin được gặp nhà văn Nguyễn Trọng Oánh" - Lúc đó anh đang là Phó Tổng biên tập tạp chí. Vẫn như xưa. Có khác chăng là nước da đã đỡ sạm màu sốt rét.
Lời đầu tiên anh dành cho tôi là một câu trách: "Cậu đi đâu mà biệt tăm. Bao năm nay không thấy viết lách gì". Tôi đỡ lời - "Dạ, có viết, nhưng thi thoảng. Sao, anh khỏe không? Nghe tin anh đang làm một công trình hoành tráng lắm". Tôi vừa nói, vừa mở cặp đưa anh mấy cái truyện đã in trên báo.
Anh chậm rãi rót nước mời khách rồi lại chậm rãi mở từng trang báo. Căn phòng yên tĩnh như nhường chỗ cho những bâng khuâng suy nghĩ của tôi. Tôi tự trách về sự vô tình của mình.
Chừng ấy năm anh về tạp chí mà tôi không một lần tới thăm. Bạc quá! Song, biết làm sao được. Người lính sau chiến tranh phải gánh chịu biết bao khó khăn cùng cực chung của cả nước và riêng của mỗi người - vật lộn với cuộc sống thời bao cấp - lo có nơi làm việc; lo cái ăn, cái ở; lo hợp lý hóa gia đình, vợ con... thời gian đâu mà hàn huyên thăm thú. Nghĩa tình đối với người sống đành tạm gác lại để dành cho đồng đội đã khuất...
- Này! Có lẽ cậu đưa nhầm rồi. Tớ tìm hết mấy tờ này mà không thấy có bài nào của cậu.
Lời Nguyễn Trọng Oánh kéo tôi về thực tại. Tôi giật mình, lúng túng.
- Thôi chết! Xin lỗi anh, em đoảng quá, quên không giới thiệu. Tên ở chiến trường là Thái Dương (do Cục II đặt cho) còn sau này là Khổng Minh Dụ. Tên "cúng cơm" đó anh.
- Ờ... Thế chứ. Vậy thì những cái này mình đọc cả rồi. Cái "Xa lạ" và "Người hàng xóm mới"... viết được đấy. Mảng đề tài chiến tranh ở cậu còn phong phú lắm. Cố mà viết đi, không thì uổng...
Tôi liếc tập bản thảo dày cộp trên bàn, thăm dò:
- Có phải kia là "công trình thế kỷ"...
Anh khẽ cười: "Tụi nó bịa đấy. Mình đang tập trung hoàn chỉnh cuốn tiểu thuyết về nơi cậu đã từng bám trụ".
- Ở đâu vậy anh?
- Củ Chi và Bến Cát. Vùng trắng một thời nên lấy tên là "Đất trắng".
- Này! Anh ca ngợi gì thì tùy. Nhưng xin anh nhớ cho là phải lột mặt bọn chiêu hồi. Nhất là thằng Tám Hàn và thằng Ba Sinh.
Mấy năm sau "Đất trắng" ra đời. Tôi "vớ" được hình như từ Trần Ninh Hồ - cũng lính B2 thời "đói điện". Điện 220V mà thắp đèn 110V vẫn đỏ quạch. Làng nhàng quân hàm đại úy, thiếu tá, vợ chồng con cái chui rúc trong túp lều giấy dầu 18m2 ở cái làng "Vũ Đại" của Hà Nội thì kiếm đồng đâu ra sít-von-tơ.
Tôi thầm cảm ơn tác giả đã đưa tôi trở về với chiến trường xưa - vùng máu lửa mà bao đồng đội thân yêu của tôi đã nằm lại ở đó mà có người vĩnh viễn không bao giờ tìm được hài cốt.
Hôm sau, tôi tìm tới "Tổng hành dinh số 4" nhưng không gặp được tác giả vì anh đi công tác chưa về. Vậy mà mãi tới năm 1993 khi được tin anh bệnh nặng, hình như đưa về nhà ở khu tập thể quân đội trên Đồng Sa để chữa thuốc Nam, thì mấy anh em quen biết rủ nhau tới thăm gồm: Tôi, nhà thơ Lê Hoài Nguyên (Thái Kế Toại) - Trưởng phòng An ninh văn học nghệ thuật, Nguyễn Quốc Minh - Phó trưởng phòng và Phạm Văn Ba lúc bấy giờ là trinh sát địa bàn. Anh không ngồi tiếp chúng tôi được mà phải nằm trên giường. Lúc sắp chia tay, anh vẫy tôi lại gần, thều thào hỏi:
- Này... Thái Dương cũng... cũng quen mấy cậu An ninh văn hóa này à?
- Vâng! Họ cùng đơn vị với em.
Anh lại ngỡ ngàng, ngước đôi mắt mệt mỏi về phía tôi. Lại một lần nữa tôi bối rối, liền ghé sát tai anh giải thích: "Cuối bảy lăm em chuyển ngành sang An ninh. Không còn ở Cục II nữa". Anh khẽ gật gật đầu, nắm chặt tay tôi, đó là lần cuối cùng tôi được nắm bàn tay của người đã tạo ra "Đất trắng".
Đối với tôi, "Đất trắng" là cuốn tiểu thuyết sống động nhất viết về chiến tranh Việt