Bệnh khớp hoành hành khi chuyển mùa

Thứ Năm, 25/12/2014, 15:18
Mùa Thu chuyển sang Đông và Đông chuyển sang Xuân, đặc biệt là thời tiết lạnh là điều kiện lý tưởng để bệnh khớp hoành hành. Tại các bệnh viện có điều trị cơ xương khớp hiện nay, lượng người đến khám và điều trị các bệnh về xương khớp gia tăng đột biến.

Khốn khổ cùng thời tiết

4 năm trước, Nguyễn Văn Minh, 43 tuổi ở quận 3, TPHCM được các bác sĩ Khoa cơ xương khớp, Bệnh viện Nhân dân Gia Định chẩn đoán bị tổn thương sụn khớp. Sau một năm điều trị, anh Minh cho biết, tình trạng bệnh có đỡ hơn. Thời gian sau, do không có thời gian lui tới bệnh viện, khi cơn đau khớp tái diễn, anh Minh cứ mua thuốc giảm đau để uống. Hơn một tuần nay, khi thời tiết ở Sài Gòn thay đổi, chuyển mùa, các khớp gối của anh Minh bỗng nhiên đau nhức nên anh vào BV Chấn thương chỉnh hình TPHCM thăm khám. Tại đây, các bác sĩ thông tin anh bị thoái hóa khớp gối khá nặng. "Khi thời tiết thay đổi là các khớp ở chân của tôi đau nhức kinh khủng. Mỗi sáng dậy gần như các khớp cứng đơ, sưng to và đi cứ nghe tiếng lạo xạo"- anh Minh kể.

Cần thăm khám theo chỉ định của bác sĩ để phòng tránh tàn phế do bệnh khớp


Ngồi chờ khám ở Khoa cơ xương khớp, BV E ở Hà Nội, chị Nguyễn Thị Hào, 49 tuổi từ đến Bắc Giang mặt mày cứ nhăn nhó. "Mấy hôm nay Hà Nôi chuyển lạnh khiến các khớp đau không chịu nổi"- chị Hào than. Chị Hào không chỉ bị đau các khớp chân mà các khớp tay cũng cứng đờ mỗi khi ngủ dậy. Các bác sĩ cho biết, chị Hào bị thoái hóa khớp kèm viêm khớp ở giai đoạn nặng nhưng chủ quan không đi điều trị dẫn đến bệnh diễn biến ngày một nặng hơn. "Nhiều khớp của chị bị viêm bao hoạt dịch, sưng đỏ, biến dạng"- bác sĩ Đặng Hồng Hoa- Trưởng khoa Cơ xương khớp bệnh viện E thông tin. Tại BV Bạch Mai, Bệnh viện E...trong những ngày qua, khi thời tiết chuyển mùa sang lạnh, lượng bệnh nhân đến khám và điều trị các bệnh cơ xương khớp gia tăng đột biến.

Bác sĩ Lê Anh Thư- Trưởng Khoa Cơ xương khớp, BV Chợ Rẫy cho biết nhiều người cho rằng bệnh khớp không gây tử vong nên chủ quan mà không biết đây là căn bệnh âm thầm tàn phá sức khỏe và chất lượng sống của con người. Theo bác sĩ Thư, trời lạnh, giai đoạn chuyển mùa từ Thu sang Đông và từ Đông sang Xuân là điều kiện lý tưởng cho bệnh hoành hành. "Với những bệnh nhân bị thoái hóa khớp mãn tính, cơn đau sẽ biểu hiện rõ rệt hơn khi áp suất khí quyển giảm làm các mô nở ra, tạo áp lực lên các khớp đã bị bào mòn lớp sụn. Khi trời trở lạnh, các gân cơ thường bị co rút gây nên chứng vẹo cổ cấp, các khớp đầu gối, bàn chân và tay thường bị đau nhức. Bệnh nhân thấp khớp có thể không đứng dậy hoặc nắm chặt tay được do cứng khớp vào buổi sáng. Đi lại khó khăn khiến người bệnh dễ ngã, có thể gây gãy xương"- bác sĩ Thư cảnh báo

Trong khi đó, bác sĩ Hoa cho biết trong các bệnh về khớp, thoái hóa khớp hiện là bệnh thường gặp nhất, xảy ra khi lớp sụn bao bọc ở hai đầu xương bị bào mòn và hư tổn. "Sụn đóng vai trò như lớp đệm bảo vệ, giúp giảm chấn động và tránh sự cọ xát giữa hai đầu xương khi khớp cử động. Khi sụn bị bào mòn, làm trơ ra đầu xương lồi lõm sẽ gây đau, đặc biệt khi người bệnh lao động nặng, cúi người nhiều hoặc khi thời tiết trở lạnh"- bác sĩ Hoa phân tích.

Ngăn ngừa để tránh tàn phế

Bác sĩ Tăng Hà Nam Anh- Trưởng khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình, BV Nguyễn Tri Phương cho biết, bệnh khớp là nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu hiện nay. Vì vậy bảo vệ sụn khớp sẽ ngăn ngừa được bệnh tiến triển. Theo ông, để tránh cơ thể tự hủy hoại sụn khớp, ngoài vận động phù hợp, cần giúp hệ miễn dịch nhận ra sụn khớp là “người nhà” để bảo vệ và tái tạo sụn hiệu quả nhất. Câu trả lời nằm ở hoạt chất sinh học UC-II – phát minh từ InterHealth của Mỹ, được tinh chiết bằng công nghệ cao nhằm giữ nguyên cấu trúc phân tử và đặc tính sinh học.

Bác sĩ Nam Anh cho rằng, khi UC-II vào cơ thể bằng đường uống, ngoài việc được hấp thu để nuôi dưỡng sụn khớp, một phần UC-II sẽ giữ nguyên cấu trúc phân tử và trình diện trước hệ miễn dịch. Chính sự trình diện lặp đi lặp lại này khiến hệ miễn dịch nhận ra sụn khớp là “người nhà”, loại bỏ “lỗi hệ thống” trước đó khi nhầm lẫn sụn khớp là “kẻ ngoại lai” cần tiêu diệt. Phát kiến này mang đến cái nhìn hoàn toàn mới cho thế giới về bệnh khớp là qua cơ chế đáp ứng miễn dịch, khi có hiện tượng viêm sụn xảy ra, UC-II sẽ làm hoạt hóa tế bào T-Regular giúp quá trình viêm ở sụn diễn ra chậm hơn, đồng thời làm giảm hoạt tính của tế bào T-Killer, từ đó giảm sự phá hủy sụn khớp.

Tuy nhiên, các chuyên gia cơ xương khớp nói rằng giải pháp UC-II cần được gắn liền với một lối sống lành mạnh, vận động hợp lý, tránh các thói quen gây hại cho khớp, đề phòng dinh dưỡng kém và nhiễm trùng cơ thể. "Người bị thoái hóa khớp cần kiểm soát cân nặng, thay đổi thói quen sinh hoạt: hạn chế leo cầu thang hay khiêng vác nặng, tránh ngồi xổm hay ngồi xếp bằng, tránh vận động quá mức mà không cho khớp nghỉ ngơi. Khi tuổi đã lớn, khớp đã đau, cần tránh các môn thể thao quá mạnh…"- bác sĩ Anh Thư khuyến cáo. Ngoài ra khuyên người bệnh cần tránh ăn quá mặn, quá ngọt, tránh rượu bia và chất kích thích thần kinh vì chất này gây co cứng cơ. Điều quan trọng là hoạt động thể lực nhiều quá sẽ làm đau các khớp nhưng ít quá khiến khớp xơ, cứng. "Nên tập thể dục 10 phút/ lần, 30 phút/ngày, 5 buổi/tuần và không tập quá sức"- bác sĩ Thư cho biết.

Quang Minh
.
.
.