“Cô gái chơi dương cầm” - Sự thật về một phụ nữ dạy nhạc

Thứ Hai, 12/07/2010, 15:48
Trong Cô gái chơi dương cầm (BachvietBooks vừa tái bản), Jelinek bóc trần những gì được coi là cấm kỵ trong cuộc sống gia đình người Áo. Một cô giáo dạy dương cầm khi đã bước ra khỏi phòng dạy nhạc, lại lén lút đến xem phim tại một cửa hàng phim khiêu dâm và luôn giấu sẵn một lưỡi dao cạo trong người để cắt xẻo da thịt của chính mình.

Cô gái chơi dương cầm (nguyên bản tiếng Đức: Die Klavierspielerin, có nghĩa là Nữ dương cầm thủ) là một tiểu thuyết của nữ văn sĩ người Áo Elfiede Jelinek. Tác phẩm được xuất bản năm 1983 và được đông đảo người đọc đón nhận.

Các tác phẩm của Elfiede Jelinek thường diễn tả sự tưởng chừng như không thể vượt qua nổi của phụ nữ trong việc tự tìm kiếm bản thân mình một cách toàn diện và phải sống giả tạo trong thế giới của mình. gái chơi dương cầm là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của bà. Trong cuốn tiểu thuyết này, Jelinek bóc trần những gì được coi là cấm kỵ trong cuộc sống gia đình người Áo.

Cuốn tiểu thuyết bày ra một liên hệ rất không bình thường giữa cô giáo và bà mẹ già độc đoán. Erika là một cô giáo dương cầm tài giỏi bậc nhất tại nhạc viện Vienna. Nhưng sự nghiêm trang và đứng đắn của Erika có thể chỉ là vẻ giả tạo bên ngoài. Một khi đã bước ra khỏi căn phòng dạy nhạc, người phụ nữ này lại lén lút đến xem phim tại một cửa hàng phim khiêu dâm, rình mò những đôi trai gái làm tình và luôn giấu sẵn một lưỡi dao cạo trong người để cắt xẻo da thịt của chính mình.

Mối quan hệ của Erika và những người xung quanh lại càng bất thường hơn. Người phụ nữ ngoài 30 này vẫn bị bà mẹ độc đoán kiểm soát mọi lúc mọi nơi. Đối với học trò, Erika lại tỏ ra rất lạnh nhạt và nghiêm khắc. Cô sợ mất đi vị trí độc tôn của mình nên tìm cách trù dập những sinh viên tài năng nhất.

Nhưng có một chàng sinh viên đã lọt vào mắt xanh của Erika. Cậu là Walter, một sinh viên chuyên ngành kỹ sư rất điển trai với ngón đàn điêu luyện. Thấy Erika lạnh nhạt, Walter lại càng muốn chiếm lấy tình cảm của cô. Cậu học trò Klemmer cũng là một con người có cuộc sống bị kìm hãm. Họ đến với nhau theo cách tự hành hạ, tự làm đau đớn bản thân và làm cho người khác đau.

Cao trào của câu truyện là khi Erika quay trở lại hành hạ mẹ mình và khi cậu học

trò đối xử với Erika như một trò đùa tình dục tàn bạo. Truyện đi đến hồi kết khi Erika đi tìm cậu học trò để cắm lưỡi dao vào cậu. Nhưng khi nhìn thấy Klemmer vui đùa với những người bạn, cô lại tự làm mình đau và đi về nhà với máu chảy ròng ròng trên vai...

Tất cả những chuyện đó được kể bằng một văn phong linh hoạt, bóng loáng, tỉnh bơ, mà, như cái mốt của thời hậu hiện đại, văn phong này không cố tình dấy lên ở độc giả một cảm xúc nào; một thứ văn phong "nó chỉ là nó", đựơc biểu hiện qua những quy chiếu mang tính liên văn bản và hoàn toàn chỉ là chữ nghĩa của riêng nó. Những trang cuối cuốn tiểu thuyết là cảnh Erika bị anh học trò nện cho một trận, tự làm mình bị thương ở vai, cứ thế lê về nhà, máu chảy ròng ròng trên lối đi...

Cô gái chơi dương cầm đã được Alphabooks xuất bản năm 2006 qua bản dịch của Ngọc Cầm Dương, nhưng không còn xuất hiện trên thị trường sách từ gần 2 năm nay, đến nay hợp đồng bản quyền mới được xuất bản bởi BachvietBooks. BachvietBooks đã sử dụng bản dịch Cô gái chơi dương cầm do Ngọc Cầm Dương sửa chữa (chủ yếu khoảng 30 trang đầu tiên và một số lỗi hệ thống bị chỉnh sửa hàng loạt bằng máy) so với bản in năm 2006.

Thông tin về tác giả:

Elfriede Jelinek sinh ngày 20/10/1946 tại Mürzzuschlag thuộc Miền Hạ - Áo. Từ 1966 đến nay, địa chỉ chỗ ở của bà tại thủ đô Wien không thay đổi. Chính vì thế, bà luôn coi mình là dân Wien "chính hiệu". Cha bà là người Do Thái gốc Séc, mẹ bà lại là một tín đồ rất ngoan đạo của Thiên Chúa giáo gốc Rumary-Đức. Thuở nhỏ bà học ba-lê. Từ năm 6 tuổi, bà học dương cầm theo yêu cầu của mẹ. Nhà văn thường tâm sự: "Trái tim của tôi có bốn ngăn tất cả, hai tâm thất và hai tâm nhĩ..." - ám chỉ việc bà phải chịu gánh nặng của hai luồng tư tưởng hoàn toàn đối lập nhau trong gia đình.

Tốt nghiệp khoa Sáng tác và Biểu diễn dương cầm tại Viện Hàn lâm Âm nhạc và

Mỹ thuật Wien, bà theo học và bảo vệ thành công luận án thạc sĩ khoa Văn của trường Đại học Quốc gia Áo. Những cuốn tiểu thuyết và các vở kịch nói của bà đã gây tiếng vang lớn không chỉ trong xã hội Áo, mà còn trên khắp thế giới. V

ới tư cách nhà văn, bà hoạt động rất tích cực trên lĩnh vực chính trị. Đề tài bà quan tâm nhiều nhất là vấn đề "lịch sử cận hiện đại của nước Áo bị bóp méo" và tình hình "áp bức phụ nữ" trên thế giới.

Mẹ của Jelinek là một bà mẹ hết sức nghiêm khắc và muốn bà trở thành thần đồng âm nhạc nên đã tạo nhiều áp lực cho Jelinek. Các tác phẩm của bà thường diễn tả sự tưởng chừng như không thể vượt qua nổi của phụ nữ trong việc tự tìm kiếm bản thân mình một cách toàn diện và phải sống giả tạo trong thế giới của mình. Tác giả đã tập trung làm nổi bật sự chật vật của nhân vật nữ trong quá trình tìm kiếm bản thân, phải sống giả tạo vì cư xử theo những hình mẫu khuôn rập. Qua đó, người đọc được bắt gặp những thế giới nội tâm, thế giới tràn đầy sức sống kì lạ, mới mẻ.

Đạo diễn người Áo Michael Haneke đã chuyển thể tiểu thuyết này thành phim cùng tên rất nổi tiếng và đã đoạt 3 giải thưởng trong Liên hoan phim Cannes năm 2001. Với nội dung quá táo bạo, bộ phim đã nhận được nhiều ý kiến trái ngược nhau, nhiều lời tranh cãi gay gắt. Nhưng cuối cùng, The Piano Teacher vẫn đoạt được giải thưởng danh giá nhất tại Liên hoan phim Cannes 2001.

Tên tác phẩm khi được chuyển sang tiếng Anh là "The Piano Teacher", nghĩa là "Cô giáo dạy dương cầm". Năm 2004, Elfriede Jelinek đã được trao giải Nobel Văn học. Như nhiều tác phẩm khác của Elfriede Jelinek, tiểu thuyết này cũng đã nhận được nhiều ý kiến trái ngược nhau và khá gay gắt, nhưng cuối cùng, Viện Hàn lâm Thụy Điển vẫn quyết định trao giải Nobel cho bà kèm theo lời nhận xét :"Những dòng chảy âm thanh và phản âm thanh đầy kịch tính có trong tiểu thuyết và kịch của Elfriede Jelinek, những tác phẩm với sức mạnh ngôn ngữ phi thường đã phơi bày cái bất hợp lý của những khuôn sáo trong xã hội và uy quyền ngự trị chúng"

Ngọc Anh
.
.
.