Quán triệt, kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam, đường lối của Đảng về văn hóa

Thứ Tư, 24/11/2021, 18:46

Chúng ta rất mong sau hội nghị này, tất cả mọi người, không chỉ những người làm công tác văn hóa, mà toàn xã hội, toàn dân, tất cả mọi người dân Việt Nam, dù làm gì, ở đâu, dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo nào, dù ở trong nước hay nước ngoài đều truyền cảm hứng, trách nhiệm và niềm tin để cho văn hóa nước nhà phát triển rực rỡ hơn.

Chiều 24/11, tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Phải đặt ra nhiệm vụ, tự thôi thúc mình kiên trì chấn hưng văn hóa một cách thiết thực -0
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, đồng chí Vũ Đức Đam và đồng chí Nguyễn Văn Hùng chủ trì Hội nghị.
Phải đặt ra nhiệm vụ, tự thôi thúc mình kiên trì chấn hưng văn hóa một cách thiết thực -0
Các đại biểu tham dự hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh: Trong chương trình làm việc sáng 24/11, Hội nghị đã hệ thống cơ bản để đánh giá kết quả 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước; làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn; vai trò của văn hóa trong sự phát triển bền vững đất nước; nghiên cứu, thảo luận về những thành tựu, hạn chế trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam; xác định những nội dung cụ thể và đề xuất những kiến nghị, giải pháp khả thi, thiết thực để góp phần thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước đặt ra; tiếp tục quán triệt sâu sắc, kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam, đường lối của Đảng về văn hóa…

Phải đặt ra nhiệm vụ, tự thôi thúc mình kiên trì chấn hưng văn hóa một cách thiết thực -0
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu tại hội nghị.

Đại hội lần thứ XIII của Đảng ta tiếp tục phát triển tư duy mới, xác định văn hóa phải thật sự là nền tảng tinh thần của xã hội và soi đường cho quốc dân đi; khẳng định văn hóa và con người là sức mạnh nội sinh để phát triển đất nước phồn vinh và hạnh phúc.

Nội dung cốt lõi của văn hóa là xây dựng con người - vừa là mục tiêu, vừa là vấn đề trung tâm, vừa là động lực, nguồn lực quan trọng nhất để cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế để đến giữa thế kỷ XXI, Việt Nam trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Phải đặt ra nhiệm vụ, tự thôi thúc mình kiên trì chấn hưng văn hóa một cách thiết thực -0
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu bế mạc hội nghị.
Phải đặt ra nhiệm vụ, tự thôi thúc mình kiên trì chấn hưng văn hóa một cách thiết thực -0
Sau một ngày làm việc trách nhiệm, Hội nghị Văn hóa toàn quốc đã kết thúc thành công tốt đẹp.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa đặc biệt nêu, những ý kiến phát biểu tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những chỉ đạo cụ thể hóa đường lối Đại hội lần thứ XIII; đưa ra nhiều vấn đề mang tầm chiến lược để xây dựng nền văn hóa Việt Nam đến giữa thế kỷ XXI.

Tổng Bí thư đã nhấn mạnh 5 lần đến "chấn hưng, phát triển văn hóa của đất nước". Với những nội dung quan trọng, sâu sắc và mang tầm chiến lược xuyên suốt thời kỳ đổi mới, những tình cảm sâu sắc và kỳ vọng của Tổng Bí thư và Đảng ta đối với sự nghiệp phát triển văn hóa, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị các ý kiến tập trung thảo luận, quán triệt triển khai, bàn thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 và làm rõ các vấn đề liên quan.

Theo đó, Hội nghị cần tiếp tục quán triệt sâu sắc ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; tiếp tục làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò văn hóa trong sự phát triển nhanh, bền vững đất nước; tìm ra những giải pháp cụ thể, phù hợp để tạo chuyển biến căn bản trong nhận thức về văn hóa; chuyển hóa nhận thức thành hành động; đưa phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa phát triển sâu rộng, thực chất…

Chia sẻ một số nội dung trọng tâm của Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030, đồng chí Nguyễn Văn Hùng cho biết: Chiến lược thể hiện 5 quan điểm lớn, trong đó tiếp tục cụ thể hóa các quan điểm đã ghi trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, rõ hơn, sâu hơn, phù hợp hơn với tình hình hiện nay, trên cơ sở các quan điểm chung…

Từ các quan điểm này, Chiến lược đặt ra các mục tiêu, trong đó có mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể. Các mục tiêu chung là: Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam toàn diện, phù hợp với xu thế thời đại, yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, những tác động to lớn với kinh tế, xã hội và con người của thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng... ; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội; không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền, các đối tượng chính sách và yếu thế; chú trọng phát triển văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số…

Chiến lược cũng đề ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, phấn đấu 100% đơn vị hành chính cấp tỉnh có đủ 3 loại hình thiết chế văn hóa, gồm: Trung tâm Văn hóa hoặc Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật, bảo tàng, thư viện; 100% đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có Trung tâm Văn hóa - Thể thao.

Bên cạnh đó, phấn đấu ít nhất 95% di tích quốc gia đặc biệt và khoảng 70% di tích quốc gia được tu bổ, tôn tạo; khoảng 70% số di sản trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được xây dựng đề án, chương trình bảo vệ và phát huy giá trị.

Có ít nhất 5 di sản được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) ghi danh theo các Công ước của UNESCO. Bảo đảm ít nhất 75% người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, 80% các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa, nghe, xem các kênh phát thanh, kênh truyền hình của quốc gia và địa phương. Xây dựng Chương trình sáng tác, nghiên cứu về văn hóa-nghệ thuật Việt Nam trong 100 năm (1930-2030) dưới sự lãnh đạo của Đảng…

Phấn đấu tin học hóa 100% các đơn vị thực hiện hoạt động văn hóa, nhất là các đơn vị quản lý Nhà nước về văn hóa-nghệ thuật, thực hành, trình diễn văn hóa nghệ thuật. Phấn đấu có từ 1 đến 3 thành phố sáng tạo thuộc mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO ở các lĩnh vực thiết kế, ẩm thực, thủ công và nghệ thuật dân gian, nghệ thuật truyền thông nghe nhìn, điện ảnh, văn học, âm nhạc. Đặc biệt, phấn đấu tăng mức đầu tư cho văn hóa tối thiểu 2% tổng chi ngân sách hằng năm…

Phải đặt ra nhiệm vụ, tự thôi thúc mình kiên trì chấn hưng văn hóa một cách thiết thực -0
Toàn cảnh hội nghị.

Để đạt được các mục tiêu này, đồng chí Nguyễn Văn Hùng cho biết, chiến lược đã đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong đó nâng cao nhận thức, đẩy mạnh tuyên truyền về phát triển văn hóa; hoàn thiện thể chế, chính sách, khung khổ pháp lý; xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa.

Đồng thời lưu ý đến các giải pháp về bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc; hoàn thiện cơ chế thị trường trong lĩnh vực văn hóa, ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp văn hóa; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa…

Sau một ngày làm việc trách nhiệm, Hội nghị Văn hóa toàn quốc đã kết thúc thành công tốt đẹp, đạt yêu cầu đặt ra. Tại hội nghị, các đại biểu đại điện các cơ quan, đơn vị, địa phương, các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã có nhiều tham luận về những vấn đề lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam; làm rõ mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế; đánh giá khách quan, thẳng thắn những thành tựu, hạn chế trong công tác văn hóa, văn nghệ thời gian qua.

Chỉ ra những nguyên nhân căn cốt để có giải pháp khắc phục. Đồng thời, chia sẻ tâm tư, nguyện vọng; trao đổi, làm rõ những vướng mắc về cơ chế, chính sách, những rào cản trong phát triển của văn hóa; đóng góp ý tưởng, sáng kiến, hiến kế nhằm xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững...

Phát biểu bế mạc hội nghị,  Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh đến sức hút của hội nghị, điều đó dễ dàng nhận thấy bằng việc có rất nhiều các nhà nghiên cứu, quản lý các văn nghệ sĩ đã gửi tham luận, ý kiến đóng góp tâm huyết tại hội nghị.

Các nghị quyết của Đảng về văn hóa, theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam là rất đầy đủ để ưu tiên phát triển văn hóa chiến lược phát triển văn hóa cũng đã có, vì vậy chỉ cần làm đủ những điều như Bác Hồ dạy thôi cũng đủ để chấn hưng, phát triển văn hóa…

 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Văn hóa là con người, nên để chấn hưng văn hóa thì phải bắt đầu bằng giáo dục, và “phải thực hiện bằng được đổi mới căn bản giáo dục, phải cầu thị và rất kiên trì”; đồng thời nhắn nhủ cán bộ văn hóa – “không ai toàn diện nhưng mong các cán bộ đều cố gắng thành tấm gương văn hóa” và kêu gọi tất cả lãnh đạo, không chỉ lãnh đạo văn hóa, hãy bằng hành động cụ thể chú trọng đến văn hóa, đó là lắng nghe ý kiến chuyên gia trước khi đưa ra các quyết định của mình trong lĩnh vực mình quản lý, không chỉ lĩnh vực văn hóa…

“Chúng ta rất mong sau hội nghị này, tất cả mọi người, không chỉ những người làm công tác văn hóa mà toàn xã hội, toàn dân, tất cả mọi người dân Việt Nam, dù làm gì, ở đâu, dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo nào, dù ở trong nước hay nước ngoài đều truyền cảm hứng, trách nhiệm và niềm tin để cho văn hóa nước nhà phát triển rực rỡ hơn và để cho đất nước ta phát triển nhanh, bền vững hơn...” – Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định. 

Thảo Vy - Nhật Minh
.
.
.