Dễ dàng hấp thụ dưỡng chất….!

Thứ Ba, 19/05/2020, 10:39
Có thể thấy rằng, phản ứng đầu tiên của trẻ con thường là né tránh, không chịu ăn vì sợ món ăn đấy có lẽ là không ngon đối với chúng, hoặc vì biết đâu khi chúng ăn vào sẽ xảy ra một số vấn đề hưởng tới sức khỏe, cơ thể của chính mình.

Điều ấy thường thấy ở người lớn chúng ta. Đôi khi một số sản phẩm được phát triển dựa trên những thứ rất đời thường nhưng đa phần đều nhận lại sự chối bỏ, khước từ. 

Nếp sống, nếp sinh hoạt truyền thống của người dân địa phương ảnh hưởng lớn đến quan điểm cá nhân, cũng là một trong số các nguyên nhân mà chúng ta cho rằng sản phẩm ấy ít có giá trị, dẫn đến sự đào thải sản phẩm mới. Những rào cản ấy đã vô tình chối bỏ đi bước đột phá trong cuộc cách mạng biến môi trường sống của con người trở nên khỏe mạnh và trường tồn hơn.

Không phải ngẫu nhiên, món tôm hùm đã và đang trở thành biểu tượng nghệ thuật ẩm thực của không ít người thời gian qua. Vào thế kỷ thứ XVII, tôm hùm được nhiều người sử dụng để làm món thực phẩm thường dùng. 

Dầu ăn cao cấp tinh luyện 100% từ cá giúp cơ thể dễ dàng hấp thu dưỡng chất có trong cá.

“Khi bạn tìm thấy vỏ tôm hùm trống rỗng bên ngoài một ngôi nhà, nó thường là dấu hiệu của sự nghèo đói” - nhà viết tiểu luận John Rowan bày tỏ bối cảnh lúc ấy. Mãi cho đến khi công nghiệp hóa ngành thức ăn đóng hộp và sự khan hiếm trong đánh bắt, chúng mới trở thành mặt hàng xa xỉ và là một trong những món cực phẩm đắt đỏ trong giới ẩm thực ngày nay.

Ở nước ta, món tôm hùm không ngoài việc cung cấp giá trị dinh dưỡng cho người tiêu dùng. Cùng với đó, chính là cá tra. Cá tra được mệnh danh là con cá tỉ đô khi doanh thu xuất khẩu trung bình thu về cho Việt Nam là trên 2 tỉ USD/năm. Khu vực Nam Bộ, đặc biệt là tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), được xem là khu vực cung cấp số lượng cá tra xuất khẩu ra thị trường nước ngoài lớn nhất Việt Nam, vì vậy hình ảnh cá tra đã trở thành một biểu tượng rất đỗi thân thuộc của người dân.

Thời ấy, khi ngành cá tra chưa phát triển tại ĐBSCL, nó có thể bắt được rất nhiều ở khu vực sông lớn. Vì mật độ cá tra dày đặc, nên khi dính câu hoặc dính lưới chài của người dân, họ cảm thấy ngán đến tận cổ và vứt lại sông hoặc đem về cho hàng xóm láng giềng. Dần họ trở nên không quan tâm đến giá trị dinh dưỡng mà cá tra đem lại. 

Khi sản phẩm dầu ăn cao cấp được tinh luyện 100% từ cá tra mang nhãn Ranee ra đời đã tạo nên một bước đột phá toàn diện về khả năng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng từ chúng như: Omega-3, DHA/EPA,… cho người tiêu dùng. 

Là kết quả của quá trình thực hiện chuỗi nuôi trồng và chế biến sản phẩm từ cá bằng công nghệ cao áp dụng trong lĩnh vực thủy sản tại vùng ĐBSCL nhưng thứ dầu ăn cao cấp này lại ít được ưa chuộng tại thị trường miền Nam. Lý do của hầu hết người tiêu dùng tại khu vực này, khi được hỏi, là do họ sợ mùi cá tanh xuất hiện trong loại dầu ăn này và rằng họ đã quen ăn cá tươi nên sản phẩm này có đảm bảo được đầy đủ dinh dưỡng hay không?

Giải quyết thắc mắc cho người tiêu dùng, Tập đoàn Sao Mai (ASM) đã áp dụng dây chuyền sản xuất tinh luyện dầu ăn với chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm FSSC 22000, hoàn toàn khử bỏ mùi tanh của cá nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ dưỡng chất có trong loài động vật này. 

Tuy là thế nhưng nỗi sợ về một thứ sản phẩm mới mẻ vẫn luôn hiện hữu trong tâm trí người tiêu dùng, khiến cho chúng ta bỏ qua một cách giúp cơ thể hấp thu Omega-3 dễ dàng, giậm chân tại chỗ ở mức sức khỏe bình thường. 

Nếu như trên thế giới có một chú tôm hùm với giá trị lẫn kinh tế và dinh dưỡng cao như thế, thì tại sao ta lại thờ ơ với thứ ẩm thực tuy truyền thống nhưng chứa đựng tất cả tinh túy của một hệ dinh dưỡng hiện đại như dưỡng chất Omega-3, thứ trước đây chỉ được tìm thấy ở những loài cá vùng biển sâu?

Việt Nam đang trên bước đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nhiều lĩnh vực cũng đang dần được cải thiện bằng nhiều trang thiết bị hiện đại. Và đây sẽ là điều kiện tuyệt vời để món dầu ăn làm từ cá này vươn mình lên trở thành một trong những biểu tượng của nghệ thuật ẩm thực đương đại. “Ăn đi rồi biết” sẽ là bước đầu để hiện thực hóa giấc mơ này.

PV
.
.
.