Những người bạn trung thành của cảnh sát

Thứ Ba, 25/08/2020, 11:44
Hình ảnh những chú chó nghiệp vụ trong ngành cảnh sát không còn xa lạ gì nữa ngay ở cả Việt Nam, nhưng ít người hiểu rõ tầm quan trọng của loài động vật bốn chân này trong công cuộc gìn giữ an ninh xã hội, và những điều phi thường mà chúng đang hằng ngày làm nên...


Ai đó đã từng hơn một lần ví von hình tượng hóa rằng, một lực lượng cảnh sát chuyên nghiệp mà không có đội ngũ cảnh khuyển thì cũng giống như việc mất đi một cánh tay đắc lực của mình vậy!

Từ thời cổ đại loài chó đã được con người nuôi dưỡng vì mục đích truy đuổi con mồi trong những cuộc đi săn. Hàng trăm năm sau đó, con người nhận ra khả năng tuyệt vời này của loài chó cũng có thể dùng cho mục đích theo dấu vết tội phạm. Cảnh sát Anh Quốc là lực lượng thực thi pháp luật đầu tiên trên thế giới sử dụng chó nghiệp vụ. Rồi thì sau đó các nước Châu Âu khác lần lượt làm theo họ. Đức và Bỉ là hai quốc gia đi đầu trong công cuộc "chuyên nghiệp hoá" chó nghiệp vụ, và đến nay những chương trình huấn luyện cảnh khuyển trên toàn thế giới vẫn còn làm theo hình mẫu do hai quốc gia này phát triển.

"Vũ khí" hiệu quả nhất của các chú cảnh khuyển là chiếc mũi thính hơn người gấp 50 lần của mình. Một chú chó được đào tạo cơ bản có thể dễ dàng phát hiện những thứ tưởng như không có mùi như ma tuý, vũ khí và vật liệu… bằng chiếc mũi của mình. Ngay cả khi đám tội phạm "cao thủ" sử dụng đến nước hoa hay các chất tẩy mùi, thì chó nghiệm vụ vẫn phân biệt được mùi hương đặc trưng của hàng hoá phi pháp. Lịch sử ngành cảnh khuyển cho thấy, có những chú chó đã lập nên những kỳ tích như là phát hiện một bọc cần sa bọc trong túi nylon rồi cất kín trong một thùng gỗ nhồi đầy xốp.

Tiếng sủa cũng là một công cụ hữu hiệu khác của loài "cẩu". Nhiều đối tượng thay vì bỏ chạy hay chống trả đã ngoan ngoãn đầu hàng chỉ sau khi nghe thấy một chú chó béc-giê gầm gừ.

Ít ai biết rằng những chú chó nghiệp vụ dữ dẵn cũng có khi lại rất dịu dàng.

Chắc hẳn nhiều người thấy lạ khi một sỹ quan sử dụng tiếng Đức, tiếng Nga… để ra lệnh cho chú chó của mình. Điều này xảy ra bởi vì hầu hết các chú chó giống được tuyển chọn làm cảnh khuyển đã được dạy để tuân theo một số hiệu lệnh cơ bản như đứng, ngồi, đi… bằng ngôn ngữ tại quốc gia sở tại của mình. Điều tối quan trọng đối với cảnh khuyển là giữa chó và người luôn hiểu được nhau. Vì thế mà các sỹ quan điều khiển chó nghiệp vụ phải học một số câu tiếng nước ngoài thiết yếu thì mới có thể làm việc được với chú chó của mình. Đây chỉ là một điều cơ bản trong số rất nhiều kỹ năng họ cần được trang bị trước khi sẵn sàng nhận nhiệm vụ.

Chó nghiệp vụ được chia làm hai loại theo nhiệm vụ: Có những chú chó chỉ chuyên làm từng công việc một như chó đi tuần, chó cứu hộ, chó bảo vệ…Và nhóm thứ hai là những chú chó có thể làm được tất cả những việc đó, đồng thời có khả năng sử dụng khứu giác để phát hiện ma tuý và vật liệu nổ. Cho dù thuộc nhóm nào đi nữa, những chú chó cần được thường xuyên huấn luyện lại kẻo chúng quên kỹ năng của mình. Các sỹ quan điều khiển chó sẽ phải dành 24/7 ở bên cạnh đồng sự của mình, và cả hai người sẽ cùng trải qua quá trình huấn luyện để có thể trở thành một cặp "bài trùng" tin tưởng nhau đến mức có thể đặt mạng sống của mình vào tay nhau.

Việc sử dụng vũ lực trong quá trình huấn luyện chó nghiệp vụ bị cấm. Chó là loài động vật học bằng cách hình thành phản ứng có điều kiện. Giả dụ người huấn luyện đánh một chú chó vì làm sai một điều gìđó. Chú chó đấy chắc chắn không những chẳng hiểu được rằng mình đã làm gì sai, mà còn trở nên sợ hãi, bất hợp tác với người huấn luyện. Để có thể dạy dỗ các chú chó, người huấn luyện phải sử dụng phần thưởng kết hợp với một số dụng cụ chuyên biệt, đơn như cái còi. Chiếc còi này được dùng để báo hiệu cho chú chó biết mình đã làm gì sai để tự sửa đổi nhằm có thể nhận được phần thưởng.

Trong lịch sử ngành cảnh sát thế giới có vô số chú cảnh khuyển được vinh danh nhờ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Đơn cử như Cloud II, chú chó nghiệp vụ nổi tiếng nhất thế giới. Cloud II và người đồng sự của mình, Ray Carson, trong vòng 15 năm ở bên nhau đã bắt giữ 123 đối tượng tội phạm và tìm được 86 trường hợp người mất tích trong rừng. Có một lần Cloud II bị hai tên tội phạm buôn ma tuý bắn trọng thương, nhưng một mình chú vẫn khống chế được cả hai đối tượng. Sau khi mất vì tuổi già, một bức tượng Cloud II được đưa vào bảo tàng động vật Canada.

Một chú cảnh khuyển nổi tiếng khác là Mattie ở Sở Cảnh sát Connecticut, Mỹ. Vốn là giống Labrador nên Mattie bẩm sinh sở hữu chiếc mũi vô cùng thính, có khả năng phát hiện ra những chất hoá học mà cả những chú chó khác cũng không ngửi được. Khả năng này không những giúp Mattie trong việc phát hiện hàng cấm, mà còn cho "cô cẩu" biết được rằng ở nơi đâu sắp sửa cháy. Mattie giỏi đến mức sở cứu hoả thành phố phải thường xuyên mượn "cô cẩu" từ bên cảnh sát, rồi tự thành lập chương trình huấn luyện chó cứu hoả của mình. Hiện nay chương trình này đã lan ra trên toàn nước Mỹ và hằng năm huấn luyện được hơn 200 chú chó, tất cả là nhờ vào công lao của Mattie.

Chuyện gì sẽ xảy ra với một chú chó nghiệp vụ khi đã về già?! Cũng giống như con người, chó nghiệp vụ cũng có tuổi "nghỉ hưu", thường là sau 8 đến 10 năm công tác liên tục. Theo thông lệ nhiều nước thì viên sỹ quan điều khiển chó sẽ nhận nuôi người đồng sự của mình, thế nhưng cũng có một vài trường hợp ngoại lệ. Các đạo diễn điện ảnh thường xuyên cần đến những chú chó đã được đào tạo và biết nghe lệnh để làm diễn viên trong bộ phim của mình. Tuy thế, số chó được đào tạo để đóng phim luôn luôn thấp, vậy nên nhiều chú cảnh khuyển khi đã về hưu lại nhận được công việc diễn viên.

Chú chó diễn viên đầu tiên trong lịch sử điện ảnh thế giới cũng từng là một cảnh khuyển: Rin Tin Tin là một chú chó béc-giê được cảnh sát Đức nuôi dậy. Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra, và Rin Tin Tin trở thành một chú chó hoang. Một người lính Mỹ nhận nuôi đã rước Rin Tin Tin đem về quê hương, và sau một loạt sự tình cờ, chú chó lại trở thành diễn viên. Chú chó béc-giê này có tuổi thọ đặc biệt, và trong suốt phần đời còn lại đã xuất hiện trong 122 bộ phim điện ảnh và truyền hình Hollywood.

Một chú chó diễn viên nổi tiếng khác là Koton. Koton đã từng lập được một chiến công lớn với Sở Cảnh sát Kansas, Mỹ khi phát hiện được 10 kg thuốc phiện trị giá hơn 1,2 triệu USD sau một cuộc truy đuổi đầy kịch tính. Tin tức về Koton đến tai đạo diễn bộ phim hài hành động "K9", và thế là chú cảnh khuyển được mời đóng phim. Đứng cạnh ngôi sao lớn của Hollywood khi đó là James Belushi, Koton vẫn có thể toả sáng trên màn bạc và khiến "K9" thành công vang dội. Thật đáng tiếc là sau khi trở lại công việc cảnh khuyển, Koton đã hy sinh khi cố bắt giữ đối tượng đã giết chết người đồng sự của mình.

Từ thời cổ đại loài chó đã được con người nuôi dưỡng vì mục đích truy đuổi con mồi trong những cuộc đi săn. Hàng trăm năm sau đó, con người nhận ra khả năng tuyệt vời này của loài chó cũng có thể dùng cho mục đích theo dấu vết tội phạm. Cảnh sát Anh Quốc là lực lượng thực thi pháp luật đầu tiên trên thế giới sử dụng chó nghiệp vụ. Rồi thì sau đó các nước Châu Âu khác lần lượt làm theo họ. Đức và Bỉ là hai quốc gia đi đầu trong công cuộc "chuyên nghiệp hoá" chó nghiệp vụ, và đến nay những chương trình huấn luyện cảnh khuyển trên toàn thế giới vẫn còn làm theo hình mẫu do hai quốc gia này phát triển.

"Vũ khí" hiệu quả nhất của các chú cảnh khuyển là chiếc mũi thính hơn người gấp 50 lần của mình. Một chú chó được đào tạo cơ bản có thể dễ dàng phát hiện những thứ tưởng như không có mùi như ma tuý, vũ khí và vật liệu… bằng chiếc mũi của mình. Ngay cả khi đám tội phạm "cao thủ" sử dụng đến nước hoa hay các chất tẩy mùi, thì chó nghiệm vụ vẫn phân biệt được mùi hương đặc trưng của hàng hoá phi pháp. Lịch sử ngành cảnh khuyển cho thấy, có những chú chó đã lập nên những kỳ tích như là phát hiện một bọc cần sa bọc trong túi nylon rồi cất kín trong một thùng gỗ nhồi đầy xốp.

Tiếng sủa cũng là một công cụ hữu hiệu khác của loài "cẩu". Nhiều đối tượng thay vì bỏ chạy hay chống trả đã ngoan ngoãn đầu hàng chỉ sau khi nghe thấy một chú chó béc-giê gầm gừ.

Chắc hẳn nhiều người thấy lạ khi một sỹ quan sử dụng tiếng Đức, tiếng Nga… để ra lệnh cho chú chó của mình. Điều này xảy ra bởi vì hầu hết các chú chó giống được tuyển chọn làm cảnh khuyển đã được dạy để tuân theo một số hiệu lệnh cơ bản như đứng, ngồi, đi… bằng ngôn ngữ tại quốc gia sở tại của mình. Điều tối quan trọng đối với cảnh khuyển là giữa chó và người luôn hiểu được nhau. Vì thế mà các sỹ quan điều khiển chó nghiệp vụ phải học một số câu tiếng nước ngoài thiết yếu thì mới có thể làm việc được với chú chó của mình. Đây chỉ là một điều cơ bản trong số rất nhiều kỹ năng họ cần được trang bị trước khi sẵn sàng nhận nhiệm vụ.

Chó nghiệp vụ được chia làm hai loại theo nhiệm vụ: Có những chú chó chỉ chuyên làm từng công việc một như chó đi tuần, chó cứu hộ, chó bảo vệ…Và nhóm thứ hai là những chú chó có thể làm được tất cả những việc đó, đồng thời có khả năng sử dụng khứu giác để phát hiện ma tuý và vật liệu nổ. Cho dù thuộc nhóm nào đi nữa, những chú chó cần được thường xuyên huấn luyện lại kẻo chúng quên kỹ năng của mình. Các sỹ quan điều khiển chó sẽ phải dành 24/7 ở bên cạnh đồng sự của mình, và cả hai người sẽ cùng trải qua quá trình huấn luyện để có thể trở thành một cặp "bài trùng" tin tưởng nhau đến mức có thể đặt mạng sống của mình vào tay nhau.

Việc sử dụng vũ lực trong quá trình huấn luyện chó nghiệp vụ bị cấm. Chó là loài động vật học bằng cách hình thành phản ứng có điều kiện. Giả dụ người huấn luyện đánh một chú chó vì làm sai một điều gìđó. Chú chó đấy chắc chắn không những chẳng hiểu được rằng mình đã làm gì sai, mà còn trở nên sợ hãi, bất hợp tác với người huấn luyện. Để có thể dạy dỗ các chú chó, người huấn luyện phải sử dụng phần thưởng kết hợp với một số dụng cụ chuyên biệt, đơn như cái còi. Chiếc còi này được dùng để báo hiệu cho chú chó biết mình đã làm gì sai để tự sửa đổi nhằm có thể nhận được phần thưởng.

Trong lịch sử ngành cảnh sát thế giới có vô số chú cảnh khuyển được vinh danh nhờ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Đơn cử như Cloud II, chú chó nghiệp vụ nổi tiếng nhất thế giới. Cloud II và người đồng sự của mình, Ray Carson, trong vòng 15 năm ở bên nhau đã bắt giữ 123 đối tượng tội phạm và tìm được 86 trường hợp người mất tích trong rừng. Có một lần Cloud II bị hai tên tội phạm buôn ma tuý bắn trọng thương, nhưng một mình chú vẫn khống chế được cả hai đối tượng. Sau khi mất vì tuổi già, một bức tượng Cloud II được đưa vào bảo tàng động vật Canada.

Một chú cảnh khuyển nổi tiếng khác là Mattie ở Sở Cảnh sát Connecticut, Mỹ. Vốn là giống Labrador nên Mattie bẩm sinh sở hữu chiếc mũi vô cùng thính, có khả năng phát hiện ra những chất hoá học mà cả những chú chó khác cũng không ngửi được. Khả năng này không những giúp Mattie trong việc phát hiện hàng cấm, mà còn cho "cô cẩu" biết được rằng ở nơi đâu sắp sửa cháy. Mattie giỏi đến mức sở cứu hoả thành phố phải thường xuyên mượn "cô cẩu" từ bên cảnh sát, rồi tự thành lập chương trình huấn luyện chó cứu hoả của mình. Hiện nay chương trình này đã lan ra trên toàn nước Mỹ và hằng năm huấn luyện được hơn 200 chú chó, tất cả là nhờ vào công lao của Mattie.

Chuyện gì sẽ xảy ra với một chú chó nghiệp vụ khi đã về già?! Cũng giống như con người, chó nghiệp vụ cũng có tuổi "nghỉ hưu", thường là sau 8 đến 10 năm công tác liên tục. Theo thông lệ nhiều nước thì viên sỹ quan điều khiển chó sẽ nhận nuôi người đồng sự của mình, thế nhưng cũng có một vài trường hợp ngoại lệ. Các đạo diễn điện ảnh thường xuyên cần đến những chú chó đã được đào tạo và biết nghe lệnh để làm diễn viên trong bộ phim của mình. Tuy thế, số chó được đào tạo để đóng phim luôn luôn thấp, vậy nên nhiều chú cảnh khuyển khi đã về hưu lại nhận được công việc diễn viên.

Chú chó diễn viên đầu tiên trong lịch sử điện ảnh thế giới cũng từng là một cảnh khuyển: Rin Tin Tin là một chú chó béc-giê được cảnh sát Đức nuôi dậy. Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra, và Rin Tin Tin trở thành một chú chó hoang. Một người lính Mỹ nhận nuôi đã rước Rin Tin Tin đem về quê hương, và sau một loạt sự tình cờ, chú chó lại trở thành diễn viên. Chú chó béc-giê này có tuổi thọ đặc biệt, và trong suốt phần đời còn lại đã xuất hiện trong 122 bộ phim điện ảnh và truyền hình Hollywood.

Một chú chó diễn viên nổi tiếng khác là Koton. Koton đã từng lập được một chiến công lớn với Sở Cảnh sát Kansas, Mỹ khi phát hiện được 10 kg thuốc phiện trị giá hơn 1,2 triệu USD sau một cuộc truy đuổi đầy kịch tính. Tin tức về Koton đến tai đạo diễn bộ phim hài hành động "K9", và thế là chú cảnh khuyển được mời đóng phim. Đứng cạnh ngôi sao lớn của Hollywood khi đó là James Belushi, Koton vẫn có thể toả sáng trên màn bạc và khiến "K9" thành công vang dội. Thật đáng tiếc là sau khi trở lại công việc cảnh khuyển, Koton đã hy sinh khi cố bắt giữ đối tượng đã giết chết người đồng sự của mình.

Vũ Hội Lê (tổng hợp)
.
.
.