Christopher Wray: Giữ FBI khỏi “móng vuốt” chính trị

Thứ Ba, 25/07/2017, 15:28
Người được Tổng thống Mỹ Donald Trump đề cử làm Giám đốc Cục Ðiều tra liên bang (FBI), ông Christopher Wray đã vào Ðồi Capitol hôm 12-7 vừa qua để giải thích lý do tại sao ông nên là người dẫn dắt cơ quan thực thi pháp luật hàng đầu của đất nước, trong bối cảnh có nhiều nghi vấn về tính độc lập của nó trước Nhà Trắng.


Tại phiên điều trần xác nhận của ông, các thượng nghị sĩ tập trung sâu sắc vào việc Wray, được biết đến như một nhà lãnh đạo cấp thấp và chăm chỉ, sẽ làm việc với một tổng thống không luôn luôn giữ khoảng cách truyền thống giữa Nhà Trắng và cộng đồng thực thi pháp luật.

Người hoàn hảo

Ông Wray xuất thân là một luật sư cổ cồn không mấy nổi bật, điều đó khiến nhiều người lo ngại sẽ không đủ sức giúp FBI đứng vững trước Tổng thống D.Trump, vị Tổng thống không muốn giữ khoảng cách truyền thống giữa Nhà Trắng và cộng đồng thực thi pháp luật.

Con đường hoạn lộ của Wray khá “cổ điển”: Tốt nghiệp Trường Luật Yale, trở thành biên tập viên của các cuộc duyệt xét luật, sau đó là thư ký luật cho một thẩm phán liên bang bảo thủ, rồi công tố viên liên bang trong nhiều thập kỷ, sau đó trở thành quan chức hàng đầu của Bộ Tư pháp dưới thời Tổng thống George W. Bush.

Ông Wray hiện đang làm việc tại King & Spalding như là một đối tác kiện tụng, chuyên bảo vệ các cá nhân và doanh nghiệp trong các vụ án hình sự cổ trắng - thậm chí còn đại diện cho nghị sĩ Cộng hòa của New Jersey, Chris Christie trong cuộc điều tra "Bridgegate" liên quan đến việc đóng cửa làn đường tại Cầu George Washington.

"Tổng thống đã yêu cầu chúng ta tìm kiếm một giám đốc FBI có đức tính hoàn hảo, người hiểu và cam kết hành động theo luật pháp, và là người bảo vệ người Mỹ khỏi bọn tội phạm, băng đảng và khủng bố" - Tổng Chưởng lý Jeff Sessions nói - "Chúng ta đã tìm thấy người đàn ông đó ở Chris Wray".

Dù không bao giờ thuộc về đám đông công khai ủng hộ ông Trump, nhưng Wray đã trao hơn 50.000 USD cho các ứng viên đảng Cộng hòa, bao gồm cả John McCain năm 2008, Mitt Romney vào năm 2012 và đảng Ủy ban Thượng viện đảng Cộng hòa vào năm 2016.

Trong vòng vài giờ sau thông báo đề cử của ông Trump vào ngày 7-6, những người từng được xem xét cho vị trí này đã lên tiếng ủng hộ lựa chọn của Tổng thống. Cựu Phó Tổng Chưởng lý Larry Thompson nói: "Chris Wray là một siêu thông minh, một luật sư vĩ đại và giàu kinh nghiệm. Ông sẽ phục vụ tốt cho Bộ Tư pháp và Cục Điều tra Liên bang. Tôi đã làm việc với Chris trong nhiều năm và luôn tin tưởng vào anh ấy, anh ấy không mắc sai lầm, chúng ta rất may mắn khi anh ấy quyết định tham gia lại vào dịch vụ công".

Cựu binh của Bush

Wray lần đầu tiên tham gia Bộ Tư pháp vào năm 2001 dưới thời Tổng thống W. Bush với tư cách là một công tố viên trẻ tuổi. Khi đó, ông phát hiện mình ở giữa một tình trạng hỗn loạn.

Năm 2003, các câu hỏi phát sinh ở Đồi Capitol khi các nhà lập pháp đã biết rằng các trợ lý hàng đầu của Bộ trưởng Tư pháp lúc đó là John Ascroft thường xuyên thông báo cho ông những chi tiết quan trọng trong cuộc điều tra về việc tiết lộ danh tính của nhân viên CIA, Valerie Plame. Các thượng nghị sĩ đảng Dân chủ đặt câu hỏi liệu ông Ashcroft có vai trò thực tế hơn những gì đã được biết trước đây. Và ai đã giới thiệu cho Ashcroft? Đó chính là Christopher Wray, lúc đó là một quan chức hàng đầu trong bộ phận hình sự của Bộ Tư pháp.

Sau đó, Wray đã phải đối mặt với những câu hỏi hóc búa trong buổi điều trần trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện. Tuy nhiên, ông đã trả lời khá trôi chảy các câu hỏi, nhờ Ashcroft đã trao tất cả "những chi tiết cần thiết để hiểu những gì đang xảy ra trong cuộc điều tra".

Chưa đầy một năm sau, Wray được cho là một trong những quan chức hàng đầu của Bộ Tư pháp (cùng với cựu Giám đốc FBI James Comey và Cố vấn Nhà Trắng hiện nay Robert Mueller) lên kế hoạch từ chức sau khi các quan chức Nhà Trắng cố thuyết phục Ashcroft ký kết chương trình giám sát không cần cấp phép trong năm 2004.

Ashcroft đã ca ngợi đề cử đối với Wray: "Chris Wray là người đàn ông của sự toàn vẹn với một cam kết sâu sắc về tuân thủ pháp luật. Kinh nghiệm đáng kể của ông, đặc biệt khi phục vụ trong Bộ Tư pháp chống lại chủ nghĩa khủng bố sau ngày 11-9-2001, đủ để ông xứng đáng làm Giám đốc FBI".

“Thông minh, nghiêm túc và chuyên nghiệp”

Các cựu đồng nghiệp khác của Wray cũng hoan nghênh đề cử đối với ông. Giáo sư Luật Harvard, Jack Goldsmith, từng là một quan chức hàng đầu tại Văn phòng Luật sư của Bộ Tư pháp, thời gian Wray làm việc tại đây - và đã từng là một nhà phê bình to tiếng đối với ông Trump - gọi Wray là "sự lựa chọn tốt hơn" so với các nhân vật khác trong vai trò dẫn dắt FBI.

Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cảnh báo Wray về những khó khăn mà ông có thể gặp phải khi bước chân vào FBI trong bối cảnh chính trị căng thẳng hiện nay.

“Ông Wray là người thông minh, nghiêm túc và chuyên nghiệp, không có nhiều kinh nghiệm như 2 người tiền nhiệm, nhưng ông có kinh nghiệm sâu sắc với Luật Hình sự liên bang và FBI. Tôi nghĩ việc sa thải James của ông Trump là một cuộc mạo hiểm, nhưng Wray là sự lựa chọn tốt, một sự lựa chọn tốt hơn bất kỳ nhà chính trị nào mà tôi từng thấy trước đó. Tôi nghĩ Wray có đủ điều kiện để làm giám đốc FBI", ông Goldsmith phát biểu trên tờ Lawfare.

Alice Fisher, một đối tác của Latham & Watkins, gọi là Wray là sự lựa chọn tuyệt vời: "Chris là một sự lựa chọn tuyệt vời để dẫn dắt FBI. Ông là người quan tâm sâu sắc về cơ quan này và đã có mối quan hệ rất tốt với FBI. Xuất thân là người lãnh đạo bộ phận hình sự đã giúp ông tích lũy nhiều kinh nghiệm quý báu về an ninh quốc gia, tội phạm cổ cồn trắng và hàng loạt tội phạm liên bang. Ông ấy là một luật sư tuyệt vời và chắc chắn sẽ là lãnh đạo giỏi”.

5 khác biệt

Trong bối cảnh cựu Giám đốc FBI James Comey tiết lộ đã bị Tổng thống Trump ép cam kết trung thành nhưng đã từ chối, nhiều người lo ngại ông Wray cũng bị sức ép tương tự. Tuy nhiên, trong buổi điều trần trước Quốc hội, ông Wray cho biết: "Không ai hỏi tôi về bất kỳ lời thề trung thành nào trong bất kỳ phần nào của quá trình này. Sự trung thành của tôi là hiến pháp và pháp quyền".

Về lo ngại bị can thiệp chính trị như với cuộc điều tra liên quan đến Nga của cựu Giám đốc FBI James Comey, Wray cho biết ông sẽ không giám sát việc điều tra liên quan đến Nga (hiện ông Robert Mueller là người dẫn dắt một ủy ban đặc biệt điều tra việc này). Tuy nhiên, ông nói nếu phải đối mặt với bất cứ yêu cầu nào để chấm dứt một cuộc điều tra hình sự, ông sẽ cố thuyết phục ngược lại. 

"Tôi nghĩ rằng cốt lõi chỉ có một cách đúng đắn để làm công việc này, đó là sự độc lập tuyệt đối - không sợ hãi, không thiên vị và chắc chắn không có bất kỳ ảnh hưởng nào từ phía đảng phái. Nếu điều đó thất bại, tôi sẽ từ chức''.

Ông Trump đã liên tục lên án cuộc điều tra về Nga là có động cơ chính trị, là một cuộc săn phù thủy. Tuy nhiên, Wray cho biết ông không nghĩ vậy: "Tôi không cho rằng ông Mueller đang đi săn phù thủy". Với người tiền nhiệm, Wray cho biết rất ngưỡng mộ ông Comey như một "luật sư giỏi" và "một công chức giỏi". Tuy nhiên, ông không đồng ý với việc Comey xử lý cuộc điều tra qua email của Clinton. "Tôi không thể hình dung ra rằng có một giám đốc FBI lại họp báo về một sự việc chưa được phán quyết”, Wray nói.

Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cảnh báo Wray về những khó khăn mà ông có thể gặp phải khi bước chân vào FBI trong bối cảnh chính trị căng thẳng hiện nay. Tuy nhiên, ông Wray khẳng định: "Tôi biết rõ những gì mình sẽ gặp. Đây không phải là một công việc cho người yếu tim. Tôi có thể đảm bảo với ủy ban rằng tôi không hề mờ nhạt".

Vĩnh Ðông
.
.
.