Kết thúc điều tra vụ “chạy thầu” mất tiền tỉ ở Phú Yên

Thứ Hai, 25/12/2006, 08:49
Ngày 18/12, Cơ quan CSĐT CA tỉnh Phú Yên đã có kết luận điều tra vụ án "Tham ô tài sản", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản Nhà nước" và "Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi" xảy ra tại công trình xây dựng kè Bạch Đằng chống ngập lụt ở TP Tuy Hòa.

Đây là vụ án được dư luận ở Phú Yên đặc biệt quan tâm theo dõi, vì một công trình trọng điểm của tỉnh đã bị những kẻ lạm dụng chức quyền "rút ruột" vật tư, vun vén thu lợi cá nhân, làm nghèo đất nước.

Nằm ở vùng hạ lưu sông Ba có cửa biển Đà Rằng rộng lớn, nhưng nhiều khu dân cư ở TP Tuy Hòa thường phải chịu cảnh ngập lụt khi mưa lớn kéo dài, nước lũ từ thượng nguồn đổ về.

Chính vì vậy, năm 1999, UBND tỉnh Phú Yên quyết định xác lập dự án đầu tư xây dựng kè Bạch Đằng, giao cho Ban quản lý dự án thủy lợi (DATL) thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phú Yên khảo sát, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công với tổng dự toán đầu tư công trình 50.474.635.358 đồng, trong đó giá trị xây lắp 41.242.770.558 đồng.

Sau khi hồ sơ dự án được UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt, giữa tháng 9/2001, Trần Quốc Hoàn (SN 1971), ở thôn Lưu Phái, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội - một kẻ lừa đảo được "nhà báo" Lê Duy Long giới thiệu vào Phú Yên tiếp xúc với ông Nguyễn Thành Quang, lúc đó đương chức Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên để tìm cách "chạy thầu" dự án nêu trên.

Nhờ cú điện thoại của ông Quang, nên Hoàn đã có cuộc tiếp xúc với Lê Mao (SN 1943), Phó Giám đốc Sở NN&PTNT kiêm Trưởng Ban Quản lý DATL Phú Yên, trú ở 233 Nguyễn Huệ, phường 5, TP Tuy Hòa và Lương Ngọc Ái (SN 1945), Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư (KH&ĐT) Phú Yên, trú ở 381 Nguyễn Huệ, phường 5, TP Tuy Hòa.

Tranh thủ chủ trương của UBND tỉnh Phú Yên cho phép lựa chọn đối tác tham gia đấu thầu, nên hai quan chức nêu trên hứa hẹn giúp đỡ Hoàn. Vài ngày sau đó, Hoàn tìm gặp chiến hữu của mình là Trần Yên Khánh (SN 1966), trú ở 20H17 Phan Văn Trường, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội để tìm đối tác có nhu cầu trúng thầu.

Khánh trực tiếp trao đổi với Trần Đình Hải (SN 1959), trú ở 37 Lý Nam Đế, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, Giám đốc Công ty Cơ khí xây dựng và Lắp máy điện nước (CKXD&LMĐN) thuộc Tổng Công ty CKXD - Bộ Xây dựng, để thỏa thuận việc "chạy thầu". Sau khi Hải thống nhất chi trả 10% giá trị trúng thầu, Khánh thuận tình trích 80% cho Hoàn để tay "cò" này tạo điều kiện cho Khánh tiếp xúc với chủ đầu tư.

Về phía Công ty CKXD&LMĐN cử Lê Thanh Sơn (SN 1959), Phó Giám đốc Xí nghiệp Xây lắp số 3, trú ở 44, lô 13, Đền Lừ, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội trực tiếp cùng Khánh vào Phú Yên lo việc "chạy thầu". Theo đó, Sơn lập thủ tục tạm ứng 200 triệu đồng để giao cho Khánh chi phí giao dịch.

Nguyễn Hữu Thuận và một đoạn kè trong gói thầu số 4 đã bị "rút ruột".

Nhận được khoản tiền này, Khánh và Hoàn liên hệ xin hồ sơ năng lực của ba doanh nghiệp gồm Tổng Công ty Xây dựng Sông Hồng, Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội và Tổng Công ty Cơ khí xây dựng - Bộ Xây dựng để nộp cho Ban Quản lý DATL Phú Yên, mà người trực tiếp tiếp nhận là Trưởng ban Lê Mao. Khi Khánh và Sơn đến Ban Quản lý DATL Phú Yên mua hồ sơ mời thầu vào ngày 8/2/2002 đã được Trưởng ban Lê Mao ưu tiên cung cấp một tập dự toán kinh phí gói thầu số 4 để có căn cứ lập hồ sơ dự thầu phù hợp.

Phát hiện bản dự toán kinh phí gói thầu số 4 do Ban Quản lý DATL Phú Yên tính nhầm đơn giá 100m3 đá hộc thành 1m3, nên Giám đốc Công ty CKXD&LMĐN chỉ đạo Trưởng phòng Kỹ thuật Bùi Văn Khoa và Phó Giám đốc Xí nghiệp Xây lắp số 3 lập hồ sơ dự thầu giảm khối lượng đá hộc từ 21.125m3 xuống còn 211,25m3, chênh lệch thiếu 20.913,75m3, trị giá 1.745.984.418 đồng. Hồ sơ dự thầu của hai doanh nghiệp còn lại cũng do Khánh và Sơn dàn dựng để sau đó Tổng Công ty Cơ khí xây dựng - Bộ Xây dựng trúng thầu như chủ đích họ đã đặt ra khi "chạy thầu".

Mặc dù cán bộ kỹ thuật Ban Quản lý DATL Phú Yên phát hiện, báo cáo cho Trưởng ban Lê Mao biết về việc hồ sơ dự thầu của Tổng Công ty Cơ khí xây dựng - Bộ Xây dựng chênh lệch thiếu khối lượng đá hộc như nêu trên, nhưng ông Mao vẫn phớt lờ.

Thậm chí ông Lương Ngọc Ái - Giám đốc Sở KH&ĐT Phú Yên không tổ chức thẩm định hồ sơ trúng thầu, mà ngày 15/3/2002 đã "tích cực" ký Tờ trình số 219 đề nghị UBND tỉnh Phú Yên quyết định phê duyệt cho Tổng Công ty Cơ khí xây dựng - Bộ Xây dựng trúng thầu gói thầu số 4 công trình xây dựng kè Bạch Đằng, TP Tuy Hòa với giá trị 20.714.625.000 đồng.

Từ kết quả trúng thầu này, ngày 10/4/2002, ông Lê Mao - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT kiêm Trưởng Ban Quản lý DATL Phú Yên đại diện chủ đầu tư và Trần Đình Hải - Giám đốc Công ty CKXD&LMĐN đại diện đơn vị trúng thầu ký kết Hợp đồng kinh tế số 01 giao nhận gói thầu số 4 công trình kè Bạch Đằng với thời gian thi công hơn 23 tháng.

Trước đó, chủ đầu tư công trình cũng đã ký hợp đồng giao thầu giám sát thi công cho Công ty Tư vấn và Chuyển giao công nghệ thuộc Trường Đại học thủy lợi Hà Nội, đồng thời giao cho Nguyễn Hữu Thuận (SN 1967), cán bộ kỹ thuật Ban Quản lý DATL Phú Yên, trú ở tổ 7, khu phố Nguyễn Thái Học, phường 5, TP Tuy Hòa trực tiếp theo dõi, kiểm tra giám sát việc thi công.

Từ phi vụ "chạy thầu" trót lọt, Trần Yên Khánh đã nhận 1,395 tỷ đồng tiền "cò" của Công ty CKXD&LMĐN thuộc Tổng Công ty Cơ khí xây dựng - Bộ Xây dựng, do Giám đốc Trần Đình Hải và Phó giám đốc Xí nghiệp Xây lắp số 3 Lê Thanh Sơn trao tay. Khánh đã sử dụng số tiền "cò" nêu trên vào việc "lót tay" cho Lê Mao 15 triệu đồng và 1 điện thoại di động, Lương Ngọc Ái 100 triệu đồng, trả công dắt mối dự án cho Trần Quốc Hoàn 300 triệu đồng.

Ngoài khoản tiền nhận hối lộ, Lê Mao còn "bật đèn xanh" cho Lê Thanh Sơn cấu kết với Mai Trọng Oánh (SN 1969), trú ở 4/303 Bà Triệu, phường 7, TP Tuy Hòa, Trưởng Văn phòng đại diện Công ty Tư vấn và Chuyển giao công nghệ thuộc Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội tại Phú Yên kiêm Chủ nhiệm thiết kế kỹ thuật, thi công và lập dự toán công trình kè Bạch Đằng; Chỉ huy trưởng công trình Phạm Văn Khanh (SN 1970), trú khu Vĩnh Tuy 2, thị trấn Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh; Đội trưởng thi công Lê Sỹ Tuấn (SN 1972), trú ở 140 Lĩnh Nam, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội; cán bộ giám sát thi công Tăng Văn Đạo (SN 1970), trú ở 175 Tây Sơn, quận Đống Đa, TP Hà Nội; Lê Hồng Chương (SN 1969), trú ở xã Yên Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An; cán bộ kỹ thuật Nguyễn Hữu Thuận "rút ruột" vật tư tiền tỷ để tham ô

Hữu Toàn
.
.
.