RCEP hỗ trợ hợp tác năng lượng

Thứ Hai, 28/08/2023, 20:44

RCEP là hiệp định thương mại có quy mô dân số đông nhất, tổng lượng kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay, không những tạo ra không gian lớn để giữa các bên bổ sung ưu thế cho nhau và tái cơ cấu chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất, mà còn phát huy vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự hợp tác giữa các nước thành viên trong các lĩnh vực mới nổi như năng lượng mới.

Mục tiêu rõ ràng và nhu cầu lớn đối với phát triển năng lượng mới

Các nước thành viên RCEP có nhiều khác biệt về các phương diện như trình độ, nguồn tài nguyên hay điều kiện sản xuất, nhưng lại có định hướng chính sách giống nhau về phát triển năng lượng mới. Nhanh chóng chuyển đổi mô hình cơ cấu năng lượng, nâng cao sự phụ thuộc của kinh tế và xã hội vào nguồn năng lượng mới xuất phát từ nhu cầu người tiêu dùng đã trở thành nhận thức chung của nhiều nước thành viên RCEP.

1.jpeg -0
Xuất khẩu pin lithium và tấm pin mặt trời của Trung Quốc sang các nước thành viên RCEP nổi bật trong hoạt động ngoại thương của nước này.

Trong kế hoạch năng lượng quốc gia, Indonesia đã đưa ra mục tiêu tỷ lệ năng lượng tái tạo chiếm 25% vào trước năm 2030, tạo cơ hội phát triển cho các ngành như năng lượng mặt trời, nhiên liệu sinh học, sản xuất điện từ rác, xe ô tô điện… Năm 2019, Indonesia trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có tỷ lệ nhiên liệu sinh học chiếm 30%. Mặc dù than đá vẫn là nguồn nhiên liệu chủ yếu để Indonesia sản xuất điện, nhưng trong những năm gần đây tỷ lệ bao phủ điện lực liên tục tăng lên. Theo số liệu thống kê của Bộ Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản Indonesia, tỷ lệ điện khí hóa bình quân ở Indonesia đã đạt 99,45%. Việc Indonesia có các mỏ niken lớn và thực hiện chính sách hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô đã tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành sản xuất nguyên liệu pin và xe ô tô điện của nước này.

Là cường quốc sản xuất và xuất khẩu năng lượng truyền thống lớn, Australia cũng có những động thái tích cực trong việc đẩy nhanh chuyển đổi năng lượng, phát triển năng lượng mới. Chính phủ Australia đặt ra mục tiêu đến năm 2030 sẽ giảm 43% lượng phát thải so với mức năm 2005; năm 2050 thực hiện lượng phát thải bằng 0.

Để làm được điều này, Australia cần phải tăng cường chuyển đổi mô hình và nâng cấp cơ sở hạ tầng liên quan đến năng lượng. Tuy nhiên, Australia vẫn chưa từ bỏ năng lượng truyền thống và đã áp dụng một loạt biện pháp để đảm bảo nhu cầu cấp bách đối với năng lượng và nguồn cung trong tương lai. Chính phủ Australia đã trợ cấp 1,5 tỷ USD thông qua quỹ cứu trợ của Đạo luật năng lượng liên bang. Tuy khoản tiền này hiện vẫn chưa trực tiếp được sử dụng để thúc đẩy sự phát triển của ngành năng lượng mới, nhưng là quốc gia đang đẩy nhanh quá trình điều chỉnh và nâng cấp cơ cấu năng lượng, thì khoản tiền này chắc chắn sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho các chính quyền địa phương vốn có nguồn thu khá thấp có thể điều động thị trường, sử dụng hiệu quả các điều kiện hiện có.

Mặc dù sự phát triển kinh tế của Brunei có liên quan chặt chẽ với tài nguyên dầu khí phong phú, nhưng giống như nhiều quốc gia vùng Vịnh, Brunei vẫn coi đa dạng hóa năng lượng là lựa chọn cho sự phát triển của nước này và là động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngay từ năm 2014, Brunei đã đưa ra kế hoạch chiến lược, muốn thực hiện mục tiêu đạt hơn 10% năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng vào trước năm 2035. Nhưng do tác động của các yếu tố như sự biến động của giá năng lượng và xung đột địa chính trị, sau năm 2019, Brunei không những khởi động lại ngành than đá đã không sử dụng trong hơn 30 năm qua, mà tổng lượng sản xuất điện của họ còn có xu thế tăng mạnh. Theo số liệu thống kê của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), tổng lượng sản xuất điện than của Brunei đã tăng gần 4 lần.

Triển vọng hợp tác rộng mở

Trước làn sóng năng lượng mới trên toàn cầu, sự hợp tác giữa Trung Quốc và các nước thành viên RCEP có triển vọng rộng mở. Năm 2003, xuất khẩu sản phẩm năng lượng mới của Trung Quốc sang các nước thành viên RCEP tăng nhanh, đặc biệt là trong lĩnh vực xe ô tô điện. Trong số các nước thành viên RCEP, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia và Việt Nam đều xuất khẩu xe ô tô điện sang Trung Quốc. Tương tự, xuất khẩu pin lithium và tấm pin mặt trời của Trung Quốc sang các nước thành viên RCEP cũng nổi bật trong hoạt động ngoại thương của nước này.

Cả Trung Quốc và các quốc gia thành viên RCEP còn lại đều có thể phát huy lợi thế của mình trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng năng lượng mới, đẩy nhanh hợp tác trong xây dựng môi trường phần cứng như cải tạo cơ sở  hạ tầng truyền thông, xây dựng trạm sạc điện, nhà máy điện, hệ thống truyền tải điện và dự trữ năng lượng, giảm bớt chi phí nâng cấp, chuyển đổi cơ cấu, tiêu thụ và hợp tác sản xuất năng lượng.

Các nước thành viên RCEP còn có thể tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và công nghệ có liên quan đến năng lượng mới. Trung Quốc có đặc điểm riêng trong những lĩnh vực trên, ngành sản xuất hoàn chỉnh và ngành dịch vụ đang phát triển nhanh có thể giúp các quốc gia RCEP khác thích ứng nhanh hơn với yêu cầu thay đổi của môi trường bên ngoài.

Thị trường luôn là lực lượng then chốt quyết định phương thức phân bổ nguồn lực. Phát triển năng lượng mới đòi hỏi phải xử lý tốt mối quan hệ với ngành nghề truyền thống, giảm thiểu tác động tiêu cực của chuyển đổi năng lượng đối với kinh tế xã hội. Quy mô thị trường khổng lồ của các nước thành viên RCEP đã cung cấp thêm nhiều con đường hơn cho sự chuyển dịch ngành nghề quốc tế và giảm thiểu rủi ro, giúp các bên giảm bớt tổn thất phúc lợi xã hội thông qua phối hợp chính sách.

Ngọc Lan (Tổng hợp)
.
.
.