Công nghệ do thám đáy biển của Bộ Quốc phòng Đan Mạch

Thứ Sáu, 19/05/2023, 08:34

Bề mặt biển cả được lập bản đồ hết sức tỉ mỉ. Bất kỳ ai dùng điện thoại thông minh (ĐTTM) đều có thể tải ứng dụng và có thể xem mỗi con tàu chạy trên sóng nước. Hải quân hoàng gia Đan Mạch (RDN) và Lực lượng bảo vệ Nhà Đan Mạch (HJV) không ngừng tuần tra các vành đai và eo biển, họ luôn để mắt tới các tín hiệu radar và sóng vô tuyến từ cả trên biển và trên cạn.

“Chúng tôi không thể đảo mắt liên tục mọi thứ dưới nước, do đó không cách gì để có thể biết được một chiếc tàu ngầm đang chìm”, dẫn lời thừa nhận của ông Johannes Kidmose, chỉ huy hải quân kiêm người đứng đầu Trung tâm các hoạt động hàng hải tại Cao đẳng Quốc phòng Hoàng gia Đan Mạch (RDDC). Johannes Kidmose không khẳng định việc tàu địch có thể phá hoại đường cáp ngầm, cáp mạng hoặc đường ống dẫn khí đốt dưới đáy biển trong lãnh hải Đan Mạch mà không ai phát hiện ra nó trước khi thiệt hại đã an bài.

Còn ông Henning Heiselberg, lãnh đạo Trung tâm an ninh DTU, nhìn nhận: “Có những công nghệ có thể giám sát dưới mặt biển và có thể phát hiện tàu thù địch. Chỉ cần có thể theo dõi, tìm thấy chúng và nhìn chúng hoạt động là chúng không dám lại gần. Điều này đòi hỏi các hệ thống cùng giám sát khu vực rộng lớn. Không dễ dàng vì đòi hỏi đầu tư lớn”. Ông Henning Heiselberg ám chỉ tới 4 công nghệ mà có thể tạo ra sự khác biệt quan trọng.

1.jpg -0
Khu trục hạm Đan Mạch không có sonar trên boong và vì thế không biết chuyện gì xảy ra ở đáy biển sâu. Ảnh nguồn: NOAA's National Ocean Service via Wikimedia Commons.

Từ các tàu và trạm bờ quanh bờ biển, Bộ Quốc phòng Đan Mạch không ngừng quét bề mặt biển cả bằng cách sử dụng các hệ thống radar duyên hải cùng những loại công nghệ khác. Thêm vào đó, họ còn dùng tín hiệu AIS để nhận dạng tàu bè: Chiếu theo luật Đan Mạch thì những con tàu có kích thước nhất định phải có bộ phát đặt trên boong, từ đó sẽ phát thông tin về tên, vị trí và những thông số khác của con tàu. Tuy vậy, tín hiệu radar và sóng vô tuyến không hoạt động dưới biển. Nhưng sonar thì khác.

Sonar phát ra âm thanh và với sự giúp sức của tiếng vang dội lại, nó có vẽ nên bức tranh về chuyện gì đang xảy ra trong khu vực. Ông Henning Heiselberg nhận thấy rằng công nghệ sonar là yếu tố quan trọng để có thể giám sát biển đối với tàu ngầm, máy bay không người lái (drone), người nhái và những thứ khác. “Hãy hình dung thế này, một mạng lưới phao nổi trải rộng trên một khu vực rộng lớn và có thể lắng nghe, đo đạc những thứ khác nhau”, ông Henning Heiselberg giải thích.

Sonar cũng có thể được gắn trên tàu, tàu ngầm hoặc được nhúng từ trực thăng. Ông Henning Heiselberg dẫn giải: “Sonar là chính xác nhất để phát hiện tàu ngầm nếu quý vị cần kiểm tra đáy biển. Những con tàu trên biển cũng chính xác hơn được nhúng từ trực thăng. Nói cách khác thì trực thăng có thể tiếp cận khu vực bị nghi ngờ có tàu ngầm một cách nhanh nhất, để chúng không biến mất ngay khi đó”. Trước đây Đan Mạch có một đơn vị nghiên cứu về sonar chuyên tìm kiếm các mỏ dưới đáy biển với tên gọi là “sonar quét bên”.

Tuy nhiên, theo ông Henning Heiselberg thì đơn vị này đã bị giải thể. Bộ Quốc phòng Đan Mạch sử dụng sonar ở một mức độ nào đó, lấy ví dụ như các tàu quét mìn và tàu thị sát ở Bắc Cực. Song theo ông Johannes Kidmose thì từ nhiều thập niên trước, các thiết bị cũ đã bị loại bỏ khỏi cả máy bay trực thăng và tàu khu trục nhỏ để tiết kiệm tiền, chúng cũng biến mất khỏi 6 tàu tuần tra lãnh hải quanh Đan Mạch. Năm 2018, Quốc hội Đan Mạch quyết định đầu tư các loại sonar mới cho cả trực thăng và khu trục hạm cỡ nhỏ.

Mặt khác, một số phao thủy âm đã được đặt hàng, mà có thể nhúng từ trực thăng và giám sát một vùng biển rộng lớn như là một phần của một nhiệm vụ chống tàu ngầm. Nhưng lệnh đó đã bị trì hoãn. Tổ chức hậu cần và mua sắm quốc phòng Đan Mạch phát biểu với tuần báo Ingeniren: “Dự kiến phải đến cuối năm 2023 thì khi đó Bộ Quốc phòng Đan Mạch đã có chí ít 1 năm để học cách dùng thiết bị. Chúng ta có một khu vực rất lớn, ít nước sánh được”.

“Một khu vực lãnh hải rộng lớn bao phủ một quốc gia nhỏ thì đòi hỏi phải có nhiều tài nguyên”, ông Henning Heiselberg nhấn mạnh. Mặc dù Bộ Quốc phòng Đan Mạch không có một lượng lớn thiết bị sonar, song thực tế là có một vài nhà sản xuất ở nước này có thể làm được việc đó, chẳng hạn như Teledyne Reson. Ông  Frederik Bergenfelt Friis (cố vấn chính trị của Phòng Thương mại Đan Mạch) khẳng định: “Chuyên môn của người Đan Mạch sẽ được phát huy nếu việc giám sát cơ sở hạ tầng trọng yếu được tăng cường trong tương lai”.

Ông Lars Dittmann phân tích: “Mọi thứ có thể ảnh hưởng đến tín hiệu quang học thì đều có thể được ghi lại và chuyển hóa thành một sự hiểu biết về một tham số nhất định. Chẳng hạn như cáp quang dùng để giám sát lưới đánh cá ở các vịnh hẹp Na Uy và ngăn chặn cá hồi từ các trang trại nuôi cá sổng lồng”. Cáp quang chủ yếu dùng để gửi dữ liệu nhưng theo ông Lars Dittmann thì nhiều khai thác cáp quang cũng dùng nó như một thiết bị cảm biến nhằm cung cấp thông tin chính xác về tình trạng của cáp ngầm. Vì lẽ đó, việc phổ biến thứ công nghệ này sang các dạng hạ tầng dưới nước là lẽ đương nhiên. Ông Lars Dittmann nhấn mạnh: “Quý vị có thể đặt cáp quang trên đường ống khí đốt, hoặc luồn nó vào trong lớp bê tông bảo vệ đường ống dẫn khí đốt”.

Tiện dụng của việc dùng cáp quang là nó tương đối rẻ và không cần sửa đổi vật lý để dùng làm cảm biến. Ngày nay, tín hiệu có thể gửi ở khoảng cách xa tới 100 cây số trước khi cần một bộ lặp để khuếch đại nó. Tuy nhiên, cáp quang biển hiếm khi được đặt chung với đường ống dẫn khí đốt hoặc cáp điện nhằm tránh sự cố ảnh hưởng giữa các loại cáp với nhau. Đồng thời cáp quang chỉ có thể gửi cảnh báo khi xảy ra hư hỏng, cũng như chúng không thể cung cấp cảnh báo sớm như sonar.      

Máy dò kim loại dưới nước có thể giúp phát hiện tàu ngầm và drone, nó được gọi là Từ kế. “Chúng tôi cần từ kế bao phủ đáy biển và có thể thu được tín hiệu từ các vật thể bằng sắt đang di chuyển, chẳng hạn như tàu ngầm hoặc tàu các loại”, ông Henning Heiselberg giải thích. Từ kế có thể đo những thay đổi nhỏ xíu trong từ trường. Cũng như khi nằm dưới đáy biển, từ kế có thể kéo trong nước bằng tàu hoặc được trang bị trên máy bay tuần tra hàng hải được chế tạo để nhắm mục tiêu tàu ngầm.

Khi dùng trong không gian, còn có loại công nghệ gọi là MAD (máy dò dị thường từ tính) hiện đang được dùng bởi Anh và Na Uy. Tuy nhiên vẫn có vấn đề với công nghệ từ kế mà chúng ta cần nên biết, mà ông Henning Heiselberg nhấn mạnh: “Đang có những nỗ lực to lớn để khử từ các tàu ngầm để chúng không bị phát hiện và đo lường”.

“3 công nghệ đầu tiên rất hữu ích để tìm kiếm xem liệu có tàu ngầm hay drone dưới nước hiện diện trong vùng biển Đan Mạch hay không. Song nếu chúng ta muốn chắc chắn phát hiện đó là bạn hay thù thì cách tốt nhất là phải náu dưới nước”, ông Henning Heiselberg tin thế.

Hải quân Hoàng gia Đan Mạch có các drone dưới nước, ví dụ như chúng được thiết kế cố định trên các tàu quét mìn Hirsholm và Saltholm, và dùng chúng (trong số những thứ khác) để phá hủy những loại mìn cũ. Tàu Saltholm hiện đang hoạt động gần Bornholm để điều tra sự cố rò rỉ khí đốt Nord Stream. “Drone dưới nước cũng được dùng để kiểm tra hư hỏng của cáp mạng”, dẫn lời ông Lars Valdemar Mogensen, người đứng đầu bộ phận sản xuất ra các loại tàu ngầm mi ni của một công ty Đan Mạch, cho biết.

Hiện tại Đại học công nghệ Đan Mạch (DTU) đang làm việc để phát triển một hệ thống drone dưới nước độc lập mà có thể dò tìm những thứ bất thường quanh các giàn khoan dầu ngoài khơi, chẳng hạn như các sự cố rò rỉ hoặc tàu nước ngoài.

Công nghệ do thám đáy biển của Bộ Quốc phòng Đan Mạch -0
Hãng SoCalGas (California) dùng cáp quang học để theo dõi các đường ống khí đốt. Ảnh nguồn: SoCalGas.

Ông Henning Heiselberg cho biết: “Những quan sát gần đây của drone bay trên các sàn khoan dầu ở Đan Mạch và Na Uy tại Bắc Hải, cho thấy hệ thống đó hoàn toàn tương thích với việc giám sát dưới nước”. Do vậy drone dưới nước không hoàn toàn xa lạ với lãnh hải Đan Mạch. Mặt khác, Đan Mạch không có chiếc tàu ngầm có người lái nào.

Chiếc tàu ngầm cuối cùng của nước này đã “về hưu” từ năm 2004, và một chiếc hiện đang trưng bày tại Holmen ở thủ đô Copenhagen. Ông Henning Heiselberg bày tỏ tin tưởng rằng cả tàu ngầm và drone dưới nước có thể phục hưng trong những năm tới khi hướng tới thời điểm gia tăng các căng thẳng quân sự và rủi ro khủng bố cùng sự phá hoại.

Ông Heiselberg lý giải: “Hoạt động giám sát sẽ đảm bảo tàu địch không lại gần. Nếu kẻ địch vẫn ngang ngược thì chúng ta sẽ dùng chiến hạm để đáp trả, có lẽ trong tương lai sẽ dùng đến cả tàu ngầm. Na Uy, Đức, Vương quốc Anh, Hà Lan và Thụy Điển đều có tàu ngầm. Đặc biệt là suốt thời gian dài qua, Thụy Điển luôn tìm và truy đuổi tàu ngầm Nga, và thậm chí họ đã bắt giữ 1 chiếc”.

Ông Henning Heiselberg tin rằng những vụ nổ đường ống dẫn khí đốt Nord Stream đã đặt trọng tâm mới vào sự thiếu cái nhìn tổng thể về khu vực dưới nước của Đan Mạch. Ông Heiselberg nhấn mạnh: “Chúng tôi rất dễ bị tổn thương vì đã sống trong thời bình suốt hàng thập kỷ. Vụ phá hoại Nord Stream đã làm thức tỉnh hết thảy”.

Đan Mạch khác với các nước láng giềng của mình bởi vì nước này chịu trách nhiệm về một vùng biển rộng lớn so với kích cỡ và dân số của họ. Hàng ngàn tàu buôn đến và đi từ Đan Mạch thông qua vùng lãnh hải khổng lồ quanh nước này, Greenland, quần đảo Faroe, và hoạt động này có chiều hướng tăng lên khi băng tan chảy ở Bắc Cực. Do đó vấn đề ở đây là sử dụng các nguồn lực một cách khôn ngoan trong Bộ Quốc phòng Đan Mạch trong thời gian tới, dẫn lời chỉ huy Hải quân Johannes Kidmose.

Ông Kidmose nhấn mạnh: “Dựa trên những gì đang xảy ra hiện nay, chúng tôi thật sự đang trăn trở về cách phát triển hạm đội của mình. Nó không chỉ là việc đóng mới và thêm nhiều tàu, mà còn là đưa người để vận hành chúng, cùng việc huấn luyện thủy thủ về những loại nhiệm vụ cần thiết khác nhau, chẳng hạn như chiến tranh đáy biển”.

Vào ngày 6/3/2022, đại đa số trong Quốc hội Đan Mạch đã đồng nhất trí tăng dần ngân sách quốc phòng của nước này và sẽ có 18 tỷ DKK (đồng nội tệ Đan Mạch, tương đương 2,6 tỷ USD) chi tiêu mỗi năm so với hiện nay. Đến ngày 18/8/2022, Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch, Morten B.dskov, thông báo rằng khoản ngân sách 40 tỷ DKK (hơn 5,8 tỷ USD) sẽ được đầu tư vào các loại tàu mới cho Hải quân Hoàng gia Đan Mạch vào những năm tới.

Nguồn tin mật nói rằng chỉ huy Hải quân hoàng gia Đan Mạch, ông Carsten Fjord-Larsen, nhấn mạnh rằng các chính trị gia nước này nên mua chiến hạm được trang bị sonar, và không như các khu trục hạm loại nhỏ hiện nay, chiến hạm có thể hoạt động trong mùa Đông ở Bắc Cực. Ông Kristian Sby Kristensen (Trung tâm nghiên cứu quân sự tại Đại học Copenhagen) cũng tuyên bố về tầm quan trọng của việc giành quyền kiểm soát lãnh hải tổ quốc, bởi vì nếu Đan Mạch giao nó cho Mỹ thì sẽ bị coi là khiêu khích Nga.

Trong một thông cáo báo chí, ông Johannes Kidmose bày tỏ sự nhất trí: “Nga sẽ bay và chèo thuyền mạnh mẽ hơn, điều này sẽ làm khởi động chạy đua vũ trang leo thang ở Bắc Cực, điều mà Đan Mạch không mấy quan tâm. Điều rõ ràng trong các hiệp ước của NATO là mọi quốc gia thành viên phải giành quyền kiểm soát lãnh thổ và lãnh hải của mình. Ngay bây giờ, tôi tin rằng chúng ta có một hạm đội không ở mức cần thiết nếu xét tới thực tế rằng Đan Mạch là một trong những quốc gia hàng hải quan trọng nhất thế giới”.

Nguyễn Thanh Hải (Tổng hợp)
.
.
.