Ổ điệp viên bên bờ hồ Geneva

Chủ Nhật, 12/03/2023, 10:15

Trong suốt Thế chiến II, Thụy Sỹ là một trong những trung tâm gián điệp quan trọng bậc nhất ở Châu Âu. Sóng vô tuyến ồn ào quanh Bern: Các nhà ngoại giao từ nhiều quốc gia mải mê vận hành các trạm vô tuyến được trang bị hiện đại của họ trên các dạng địa  hình đặt bên ngoài tòa đại sứ quán của họ. Nhưng  một có  quốc gia không thể tiến hành “cuộc chiến trên sóng vô tuyến” dưới sự che chở của quyền miễn trừ ngoại giao: Đó là Liên Xô.

Moscow lúc ấy chưa có quan hệ ngoại giao với Thụy Sỹ và do đó nếu muốn tận dụng “thị trường” tình báo lợi hại ở quốc gia trung lập như thế, thì không còn cách nào khác là phải bí mật cài đặt thiết bị vô tuyến giấu kín cùng việc đưa lậu nhân sự tình báo vào nước này. Nhờ vào đó, Liên Xô đã nhận được nhiều thông tin có giá trị từ Thụy Sỹ trong suốt cuộc chiến. Các điệp viên của cái gọi là “Bộ ba đỏ” nắm nguồn tin chính xác về việc Adolf Hitler hiện đang làm gì?

1'.jpg -0
Ursula Schultz dùng biệt thự ở Caux làm trung tâm cho các hoạt động gián điệp.Ảnh nguồn: ETH Library Zurich.

Tín hiệu lạ phát ra từ ngôi biệt thự

Khoảng năm 1938, công dân gốc Liên Xô sinh ra ở Berlin, Ursula Maria Kuczynski, đã được đặc phái từ Moscow đến Thụy Sỹ vì nhiệm vụ mật này. Bà Maria Kuczynski khi đó trạc 30 tuổi, đã thực hiện nhiều chặng phiêu lưu khá gay cấn. Tại Thượng Hải, bà đã tiếp kiến với bậc thầy gián điệp của Cục tình báo Liên Xô (GRU) là Richard Sorge, người đã tuyển dụng bà đứng trong hàng ngũ của mật vụ Liên Xô. Năm 1933, Ursula Maria khi đó 22 tuổi đã được Moscow chuyển tới GRU (Tổng cục tình báo chính của Cục Tình báo quân đội Liên Xô), nơi bà được đào tạo để trở thành một điệp viên và cán bộ vô tuyến. Sau khi Maria Kuczynski thực hiện thành công nhiệm vụ đầu tiên của mình ở Mãn Châu vào giữa thập niên 1930, bà đã được cử đến Thụy Sỹ dưới cái tên mới Ursula Schultz để thiết lập mạng lưới gián điệp ở đó, cùng việc chiêu mộ các tổ chức kháng chiến hoạt động ở Đức.

Địa chỉ hoạt động của Maria Kuczynski là trong một biệt thự nhỏ nằm ở Caux, phía trên Montreux. Từ năm 1940 trở đi, bà đã phát các thông điệp vô tuyến đầu tiên bằng cách sử dụng một máy phát sóng ngắn cực mạnh. Mật danhhoạt động của bà khi đó là Sonia. Một trong những điệp viên đầu tiên của Sonia là một quý ông người Anh tên là Alexander Foote (một cựu chiến binh từ thời Nội chiến Tây Ban Nha), người được Sonia đào tạo thành “nghệ sĩ dương cầm”. Đó chính xác là những gì mà các cán bộ vô tuyến tự gọi họ bằng biệt ngữ riêng - như những nghệ sĩ biểu diễn đàn dương cầm điêu luyện, họ có những nhịp điệu riêng mà những người nhận tín hiệu mã Morse có thể xác định được nội dung rõ ràng. Từ năm 1938 trở đi, một nhà vẽ bản đồ người Hungary tên là Sándor Radó đã trở thành một điệp viên tài ba hoạt động ở Geneva, nơi ông hoạt động bởi một cơ quan bình phong tên là Geopress và là người đứng đầu Cục tình báo Liên Xô ở Thụy Sỹ.

2.jpg -0
Richard Sorge trong bức ảnh chụp năm 1940. Ảnh nguồn: Wikimedia.

Sonia trở thành cán bộ đài vô tuyến của Sándor Radó. Đầu năm 1940, Sonia thành công khi thiết lập một liên kết ổn định đầu tiên với Moscow. Kế đó bà rời Thụy Sỹ và bắt đầu trở thành một trong những điệp viên thành công nhất trong cơ quan tình báo Liên Xô. Người kế nhiệm điệp viên Sonia trong tam giác vô tuyến “Bộ ba đỏ” (Rote Drei) trên vùng hồ Geneva là “nghệ sĩ dương cầm” Alexander Foote (mật danh Jim), ông đã phát các thông điệp vô tuyến cho nhóm của Sándor Radó (mật danh Dora). Chí sĩ cách mạng người Đức gốc Ba Lan, Rachel Dubendorfer (mật danh là Cissy) đã hoạt động trong nhóm thứ hai. Một điệp viên khác trong “Bộ ba đỏ” là một nhà báo người gốc Thụy Sỹ có tên là Otto Punter (mật danh là Pakbo). Trong số 3 máy phát sóng ngắn cực mạnh (1 máy đặt ở Lausanne và được vận hành bởi Alexander Foote, và 2 máy khác đặt ở Geneva) mà từ đó các cán bộ vô tuyến người Thụy Sỹ là Edmond & Olga Hamel (có các mật danh là Eduard & Maud) và điệp viên Margrit Bolli (mật danh là Rosa, người xuất thân ở Basel) đã phát các thông điệp được mã hóa về Moscow.

3.jpg -0
Otto Punter trong một hệ thống vi ảnh mà ông đã truyền tài liệu mật cho Liên Xô trong suốt Thế chiến II. Ảnh nguồn:  ETH Library. Archives of Contemporary History.

Các “nguyên liệu tươi” được cung cấp hàng ngày bởi một di dân gốc Đức tên là Rudolf Rossler (mật danh là Lucie, người sống ở Lucerne). Những nguồn thông tin cực kỳ chính xác của ông chưa từng được xác định xem chúng đến từ đâu. Theo các tuyên bố của Rudolf Rossler sau chiến tranh thì những người cung cấp tin tình báo cho ông là những thành viên cấp cao trong quân đội, họ được tuyển dụng để chống lại Đức Quốc xã (ĐQX). Khi Wehrmacht (lực lượng vũ trang quân đội ĐQX từ năm 1935 đến năm 1945, là lực lượng quân đội hùng mạnh lớn nhất thế giới tại thời điểm đó) xâm lược Liên Xô vào ngày 22/6/1941, “Bộ ba đỏ” đã sẵn sàng nghênh chiến. Ngay từ đầu, các thông điệp vô tuyến của “Bộ ba đỏ” đã cấp báo cho Bộ tổng tham mưu Liên Xô về việc khởi binh của Wehrmacht. Các thông điệp “Dora to Director, Dora to Director” hầu như không ngừng nghỉ, các báo cáo và cảnh báo của họ không ngừng lóe lên trên màn hình. Alexander Foote thường ngồi trước thiết bị của mình hơn 5 tiếng mỗi đêm; hầu như ông không thể xử lý trơn tru trước hàng núi giấy tờ.

Trong suốt hơn 2 năm, các máy phát sóng ngắn của “Đội ba đỏ” hầu như không bị quấy rầy bởi cảnh sát liên bang và giới chức quân sự Thụy Sỹ. Có lẽ mọi thứ vẫn ổn nếu như Abwehr (cơ quan tình báo quân sự ĐQX tồn tại trong giai đoạn 1920-1945 trực thuộc Bộ Quốc phòng Đức) không can thiệp sâu khi mà lưu lượng vô tuyến nhanh đã thu hút sự chú ý của các cơ quan nghe lén ngoại quốc và tại Thụy Sỹ. Nhưng việc xác định vị trí chính xác của các máy phát lại thuộc trách nhiệm của Thụy Sỹ. Để thực hiện chiến dịch chống gián điệp, Cơ quan phản gián Thụy Sỹ đã tạo ra một đội vô tuyến đặc biệt. Nhóm này được cung cấp 3 thiết bị gắn trên xe để tìm hướng phát ở cự ly gần. Đầu tháng 10/1943, các nhà điều hành vô tuyến Thụy Sỹ đã phát hiện một tam giác lớn của vài địa điểm nằm ở vùng ngoại ô Geneva, họ cũng bắt đầu phát hiện các tín hiệu mã Morse chưa từng được biết.

4.jpg -0
Rudolf Rossler, người đứng đầu “Bộ ba đỏ”. Ảnh nguồn: Swiss Federal Archives.

Ngay lập tức các công cụ tìm hướng đã chỉ ra các dải sóng và hướng gần đúng đến các máy phát bất hợp pháp. Bây giờ vấn đề cốt lõi là xác định chính xác các vị trí. Các thiết bị tìm hướng di chuyển chầm chậm xuyên qua các đường phố Geneva và hội tụ từ 3 phía về hướng được xác định có các máy lạ. Hai tuần sau đó, họ đã biết tương đối nơi có các máy phát đang hoạt động tại Geneva: 1 thiết bị đặt ở vùng lân cận đường Florissant, 1 thiết bị khác đặt ở khu vực trung tâm đông đúc dân cư của Geneva, và có lẽ là nó đặt ở đại lộ Henri Mussard. Ở bước cuối cùng, những người lính mặc thường phục được điều vào những tòa nhà chung cư cùng với một thiết bị tìm hướng vô tuyến tầm gần được giấu trong một chiếc va li. “Giọng thoại” ngày càng rõ nét hơn khi cuối cùng nhà điều hành vô tuyến quân đội dừng ngay phía trước cổng một ngôi nhà cụ thể.

Những sự kiện tương tự đã diễn ra vài tuần sau đó tại Lausanne: vào đêm ngày 19 rạng ngày 20/11/1943, nửa giờ vào lúc khuya, Foote thiết lập kết nối với Moscow. Ông phát các thông điệp ngắn và rồi bắt đầu nhận một mẫu tin nhắn dài mà trụ sở gửi cho mình. ¾ giờ sau đó nghe có tiếng vỡ vụn ở cửa khu căn hộ: trò chơi kết thúc. Tuy vậy trong khoảng 3 phút trước khi cảnh sát Thụy Sỹ xộc thẳng vào căn hộ, Foote đã cố gắng tháo dỡ máy phát và đốt vài tài liệu trong một cái gạt tàn lớn được cung cấp đặc biệt cho hoạt động này. Với việc Foote bị bắt giữ, kết nối cuối cùng giữa trụ sở ở Moscow và Thụy Sỹ đã chính thức bị phá sập.

5.jpg -0
Điệp viên Alexander Foote. Ảnh nguồn:  ETH Library. rchives of Contemporary History.

Số phận các điệp viên

Alexander Foote trốn sang Paris sau khi nhóm của Radó bị đóng cửa. Ông nhận lệnh quay về Moscow ngay lập tức. Ở Moscow, Foote bị thẩm vấn gắt gao để xác định lòng trung thành của mình cũng như không được để lộ bất kỳ hoạt động nào liên quan đến gián điệp kép của mình. Sau khi sống sót qua các vòng thẩm vấn, Foote được trao một danh tính mới là Thiếu tá Granatov. Tại Thụy Sỹ, Sándor Radó bị kết án vắng mặt 3 năm tù giam và 15 năm trục xuất khỏi nước này vào năm 1947. Trong thời gian sống lưu vong ở Cairo (Ai Cập), Radó bị ép đưa tới Liên Xô, sau đó Stalin đã ân xá cho Radó, giảm hình phạt xuống tù 10 trong trại lao động. Sau khi chấp hành bản án này, Radó được phóng thích vào năm 1955 và quay trở lại Budapest. Năm 1944, Rachel Dubendorfer bị bỏ tù một thời gian ngắn ở Thụy Sỹ. Đến tháng 10/1945, một tòa án binh Thụy Sỹ đã kết án vắng mặt bà 2 năm tù. Dubendorfer đào tẩu qua ngả Canada đến Liên Xô, nơi bà bị giam cho tới năm 1956 và sau đó được trả về Cộng hòa dân chủ Đức.

7.jpg -0
Máy phát vô tuyến bị cảnh sát liên bang Thụy Sỹ tịch thu. Ảnh nguồn:  ETH Library. Archives of.

Otto Punter từng chuyển thông tin quan trọng cho Liên Xô thông qua công sứ Trung Quốc ở Bern trước khi “Bộ ba đỏ” bị triệt tiêu. Sau Thế chiến II, Punter làm chủ tịch của Arbeitsgemeinschaft der Bundeshausjournalisten (Hiệp hội các nhà báo của quốc hội liên bang), và từ năm 1956 đến năm 1965, ông là trưởng phòng báo chí và thông tin của Tập đoàn phát thanh Thụy Sỹ (SRG). Về số phận của điệp viên Margrit Bolli, năm 1947, bà bị một tòa án binh Thụy Sỹ (Tòa án khu vực 1A) kết án 10 tháng tù treo cùng số tiền phạt 500 franc Thụy Sỹ vì những hoạt động tình báo chống lại các quốc gia nước ngoài. Ông Otto Punter đã trả tiền bảo lãnh cho bà Bolli vì thế mà cựu cán bộ vô tuyến được thả.

Phan Bình (Tổng hợp)
.
.
.