Tây Ban Nha trước nguy cơ chia rẽ

Thứ Tư, 11/10/2017, 16:11
Chủ nhật đầu tháng 10 có lẽ là ngày đáng nhớ của người Tây Ban Nha, khi đây là thời điểm quyết định để xem liệu nước này có thể duy trì một quốc gia thống nhất, và liệu châu Âu có thực sự là một lục địa thống nhất.


Một cuộc trưng cầu dân ý được lên kế hoạch diễn ra hôm Chủ nhật 1-10 sẽ cho phép cư dân của Catalonia, khu vực bao gồm Barcelona, bỏ phiếu trưng cầu dân ý về việc tuyên bố độc lập khỏi Tây Ban Nha. Người Catalan có văn hoá và ngôn ngữ riêng. Trong 2 năm qua, lãnh đạo chính trị của họ đã hứa hẹn sẽ cho công dân bỏ phiếu, bất chấp tuyên bố của Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy rằng việc bỏ phiếu là không hợp lệ và vi hiến pháp.

Khả năng Catalonia sẽ tách ra từ Tây Ban Nha là rất giống với phong trào "Calexit" của California. Về mặt chính trị và tâm lý, Nhà nước Vàng khác với tiểu bang "vượt sông" của Mỹ, vì thế những khát vọng của nó về độc lập là điều dễ hiểu. Chỉ cách đây vài tháng, một phong trào độc lập cho biết rời Mỹ là cách duy nhất để bảo vệ "giá trị California".

Người Catalonia tụ tập phản đối việc cản trở bỏ phiếu của cảnh sát.

Cũng như vậy, Catalonia muốn rút khỏi Tây Ban Nha, 2 quốc gia nhập chung vào từ thế kỷ 15, khi Vua Ferdinand của Aragon kết hôn với Nữ hoàng Isabella của Castile và thống nhất bờ cõi của họ. Ngày nay, Catalonia là một trong những đầu tàu kinh tế của Tây Ban Nha, và Barcelona, thủ đô của khu vực, là điểm đến hàng đầu của đất nước đối với khách du lịch. Vì vậy, những người ủng hộ độc lập đã đúng khi tuyên bố rằng Catalonia đã “cho đi” nhiều hơn những gì “nhận được” từ phần còn lại của đất nước.

Các cuộc thăm dò dư luận gần đây nhất cho thấy người Catalonia vẫn chia rẽ về vấn đề ly khai. Điều khiến cuối tuần vừa qua trở nên quan trọng như vậy là do chính quyền Rajoy đã có những hành động bất thường để ngăn chặn việc bỏ phiếu diễn ra. Các chính trị gia Catalonia ủng hộ bỏ phiếu đã bị bắt và bị phạt tiền. Bộ Quốc phòng đã được triển khai để phong tỏa khu vực bỏ phiếu, và một chiến dịch tuyên truyền rầm rộ cảnh báo người dân không nên bỏ phiếu.

Bộ Nội vụ Tây Ban Nha ngày 30-9 cho biết lực lượng an ninh Tây Ban Nha đã thực thi chỉ thị của tòa án, đóng cửa ít nhất 2.300 trụ sở công quyền có thể được trưng dụng làm các điểm bỏ phiếu cũng như tiến hành kiểm tra các trụ sở đang bị các tổ chức ủng hộ độc lập chiếm đóng trái phép. Tuy nhiên, những người tập trung chiếm đóng bên trong các trụ sở trên hầu hết là người già và trẻ nhỏ, đã cản trở nhiệm vụ của lực lượng an ninh.

Người dân biểu tình đòi độc lập cho Catalonia.

Tuy nhiên theo BBC, cuộc bỏ phiếu đã diễn ra bất chấp sự cản trở của chính quyền. Các quan chức Catalonia nói các thùng phiếu đều được sẵn sàng, và cử tri cũng đổ ra đường biểu tình đông nghẹt để phản đối các hành động trấn áp của cảnh sát. 

Hãng Fox News nhận định, rối loạn dân sự là một khả năng thực sự. Điều đó sẽ làm suy yếu hơn nữa tầm nhìn của châu Âu về một thực thể thống nhất. Nước Anh đã bỏ phiếu đồng ý rời Liên minh châu Âu năm ngoái, và các phong trào quốc gia tương tự đang tiến hành ở Ý, Hungary và Ba Lan.

Bất chấp những nỗ lực của những người ủng hộ như Chancellor Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, giấc mơ một châu Âu đang gặp rắc rối thực sự.

Nam Tiên
.
.
.