EU thành lập lực lượng cảnh sát tài chính

Thứ Ba, 02/04/2019, 20:41
Hạ tuần tháng 3, Nghị viện châu Âu (EP) bỏ phiếu ủng hộ các biện pháp nhằm ngăn chặn "thiên đường trốn thuế" và "thị thực vàng" ở 7 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), bao gồm cả CH Cyprus, trong đó có nhắc tới việc thành lập lực lượng cảnh sát tài chính.


Báo cáo được biên soạn bởi Ủy ban EP3 Tax3 đã nhận được phần lớn sự hỗ trợ từ các nghị sĩ của Nghị viện châu Âu. Theo đó, EP lần đầu tiên thừa nhận 7 quốc gia thuộc EU gồm Bỉ, CH Cyprus, Hungary, Ireland, Luxembourg, Malta và Hà Lan đều có nhiều thiếu sót trong hệ thống thuế, tiếp tay cho hành vi trốn thuế, gây thiệt hại cho các nước khác. 

Báo cáo lập luận rằng điều này làm suy yếu tính toàn vẹn của thị trường đơn châu Âu, dẫn đến khoản lỗ 43 tỷ Euro từ các quốc gia thành viên của khối. Đồng báo cáo viên của ủy ban, nghị sĩ của EP đến từ Đan Mạch Jeppe Kofod cho biết: "Báo cáo này là kết quả của công việc toàn diện nhất về trốn thuế và tráh thuế, được thực hiện bởi Nghị viện châu Âu. 

Trong EU, chúng ta cần một mức thuế tối thiểu cho doanh nghiệp, chấm dứt cạnh tranh về thuế và khiến cho việc mang tiền bẩn trở nên khó khăn hơn. Các tiêu chí chúng ta sử dụng để lập nên danh sách các nước không cộng tác với châu Âu trong cuộc chiến chống gian lận thuế phải được áp dụng y như vậy với các nước thành viên Liên minh châu Âu. Tại châu Âu cũng có những nước hành xử không mấy khác các 'thiên đường trốn thuế'. Chúng ta phải thừa nhận điều đó". 

Trong khi đó, nghị sĩ Ludek Niedermayer nói: "Những vụ bê bối rửa tiền làm mọi người đều bị sốc. Luật lệ nghiêm khắc sẽ buộc những người liên quan phải chịu trách nhiệm. Những hành vi như của Ngân hàng Đan Mạch là không thể chấp nhận được, vậy mà nó đã diễn ra"…

Nghị viện châu Âu vừa bỏ phiếu thống qua nghị quyết chống trốn thuế mới hồi cuối tháng 3.

Đáng chú ý, báo cáo tiếp tục thúc giục Ủy ban châu Âu (EC) đánh giá rủi ro rửa tiền do các thỏa thuận pháp lý như phương tiện đặc biệt và tín thác cho mục đích từ thiện, đặc biệt là ở Anh và các khu vực thuộc Vương quốc Anh và lãnh thổ hải ngoại. 

Ủy ban châu Âu hiện cũng đang tiến hành kiểm tra việc nộp thuế của một số  tập đoàn, và một số đơn vị, tổ chức, quốc gia bị nêu tên trong nghị quyết để giải quyết các vấn đề liên quan đến gian lận thuế, trốn thuế và rửa tiền. 

Cách đây 2 tuần, Ủy ban châu Âu (EC) cũng đã bổ sung 10 nước vào danh sách đen "thiên đường trốn thuế", là những nước không thuộc EU, tiếp tay cho công dân và doanh nghiệp trốn số thuế lẽ ra phải đóng cho các nước thành viên EU. 

Khi đó, EU lập luận, "Danh sách đen" là biện pháp gây sức ép buộc các nước có tên phải cộng tác với EU trong cuộc chiến chống trốn thuế, mà cụ thể là cung cấp thông tin về các công dân và doanh nghiệp hoạt động ở châu Âu nhưng lại khai thuế bên ngoài châu Âu. 

Mục đích cuối cùng của biện pháp này là tạo dựng một môi trường kinh doanh minh bạch và bình đẳng, thu lợi nhuận ở đâu phải có nghĩa vụ đóng thuế ở đó. Trước đó, sau những tiết lộ về trốn thuế thông qua Luxleaks, Hồ sơ Panama, bê bối trốn thuế trong làng bóng đá, Hồ sơ Paradise, EP đã thành lập một Ủy ban đặc biệt về tội phạm tài chính, trốn thuế và tránh thuế (TAX3) hồi tháng 3 năm 2018. 

Báo cáo được thông qua hồi cuối tháng 3 là  kết thúc nhiệm vụ kéo dài cả năm của ủy ban này, trong đó có 18 phiên điều trần liên quan đến các chủ đề đặc biệt quan tâm, 10 trao đổi quan điểm với các Bộ trưởng tài chính và Ủy viên châu Âu, và bốn nhiệm vụ tìm hiểu thực tế - tới Mỹ, Isle of Man, Đan Mạch và Estonia, và Latvia.

Cùng với khuyến nghị xây dựng luật lệ nhằm hạn chế dần dần, tiến tới loại bỏ việc các nước châu Âu bán thị thực cho người nước ngoài, báo cáo cũng yêu cầu EC lên kế hoạch thành lập lực lượng cảnh sát tài chính châu Âu, một đơn vị tình báo tài chính và dành một khoản ngân sách nhằm hỗ trợ phóng viên điều tra các vụ tội phạm rửa tiền hay trốn thuế. 

Chưa hết, cuộc bỏ phiếu tại EP cũng đồng ý với các cuộc gọi của Ủy ban châu Âu về giới thiệu một cơ sở thuế chung của công ty tại EU, trong khi quyền phủ quyết đối với các vấn đề về thuế hiện cũng có thể được gỡ bỏ. Về vấn đề thị thực, báo cáo kêu gọi loại bỏ thị thực vàng và hộ chiếu vàng đối với những người được cung cấp bởi Malta và CH Cyprus. 

Các nhà lập pháp cho rằng các quốc gia EU nên loại bỏ ra càng sớm càng tốt tất cả các chương trình hiện có đối với quyền công dân thị trường và giấy phép cư trú cho người nước ngoài giàu có. Hiện tại 20 trong số 28 quốc gia EU đang thực hiện các chương trình này. 

Lập luận của EP là những lợi thế kinh tế của các chương trình này không bù đắp được rủi ro nghiêm trọng về an ninh, rửa tiền và trốn thuế. Thực tế, chương trình Thị thực vàng cho phép các nhà đầu tư bên ngoài EU nhận được thẻ cư trú khi đầu tư vào bất động sản. 

Với thị thực vàng châu Âu này, nhà đầu tư và các thành viên trong gia đình được phép cư trú, sinh hoạt, học tập và làm việc tại các nước cấp thị thực theo thời hạn của từng chương trình. Tại một số nước, nhà đầu tư có thể xin cấp quốc tịch sau 6 năm định cư.

Chi Anh (tổng hợp)
.
.
.