Những thay đổi to lớn về toàn cảnh nước Mỹ sau vụ 11-9

Thứ Hai, 26/09/2011, 15:47
10 năm đã trôi qua kể từ khi nước Mỹ bị tấn công bởi quân khủng bố Al-Qaeda vào cái ngày đen tối 11/9/2001. Sự kiện đó đánh dấu một mốc thời điểm xác định trong lịch sử Mỹ. Sau khi nó được khám phá rằng kẻ tấn công kinh hoàng là Al-Qaeda, thông tin này lập tức tạo nên làn sóng tranh cãi trong thế giới chính trị.

Cựu Tổng thống George W. Bush quyết định chi một số tiền khổng lồ nhằm mục đích tăng cường an ninh quốc gia Mỹ. Tác động của vụ 11-9 đã được nhìn thấy rõ ràng thông qua các chính sách mà Chính phủ Mỹ thể hiện trong bối cảnh thiên tai. Bài viết này sẽ chú mục vào 10 thay đổi to lớn của Chính phủ Mỹ kể từ sau vụ 11-9.

Ngày 7/10/2001, Mỹ xâm lược Afghanistan nhằm đáp trả lại vụ khủng bố 11-9. Một năm rưỡi sau đó, ngày 20/3/2003, cuộc chiến tranh Iraq mở màn. Một số người cảm thấy rằng những thay đổi này đã làm lợi cho người dân Mỹ. Nhưng số khác lại cáo buộc rằng những thay đổi này đã làm tổn thương nền kinh tế Mỹ, đẩy Mỹ vào một chuỗi các thăng trầm kinh tế.

Bộ An ninh nội địa Mỹ

Bộ An ninh nội địa Mỹ (DHS) là một bộ phận nội các của chính phủ liên bang Mỹ, nó được thành lập nhằm phản ứng với những vụ tấn công kiểu như vụ 11-9, và với trách nhiệm chính của nó là bảo vệ lãnh thổ Mỹ thoát khỏi những vụ tấn công khủng bố, những bi kịch do con người gây ra và các thảm họa thiên nhiên. Trong năm tài chính 2011, nó đã được phân bổ một ngân sách tương đương 98,8 tỷ USD, nhưng chỉ có 66,4 tỷ USD được đem ra chi tiêu.

Trong khi, Bộ Quốc phòng Mỹ có trách nhiệm tiến hành các hoạt động quân sự ở nước ngoài, thì Bộ An ninh nội địa Mỹ lại chuyên trách trong các hoạt động dân sự nhằm củng cố nước Mỹ từ bên trong. Mục tiêu của DHS là chuẩn bị, phòng ngừa và phản hồi tất cả các trường hợp khẩn cấp trong nước, đặc biệt là chủ nghĩa khủng bố. Với hơn 200.000 nhân viên, DHS là Bộ lớn thứ 3 trong chính phủ Mỹ, sau Bộ Quốc phòng và Cựu chiến binh Mỹ.

Đạo luật yêu nước Mỹ

Đạo luật yêu nước Mỹ (PA) là đạo luật của Quốc hội Mỹ đã được ký thành luật bởi Tổng thống George W. Bush vào ngày 26/10/2001. Nó là một phản ứng bởi vụ khủng bố ngày 11-9. PA giảm thiểu những hạn chế trên các cơ quan thừa hành pháp luật và đưa cho họ khả năng để tìm kiếm điện thoại, thông tin liên lạc bằng email, y khoa, tài chính và các vấn đề khác. Nó nới lỏng các giới hạn về thu thập tin tức tình báo nước ngoài tại Mỹ và mở rộng quyền hạn của Thư ký Kho bạc nhằm điều chỉnh các giao dịch tài chính.

PA tạo điều kiện cho các cơ quan thi hành pháp luật một tiền lệ chưa từng có trong việc tiếp cận các hồ sơ kinh doanh, bao gồm cả truy cập thư viện và các hồ sơ tài chính.

Không phải tất cả các khía cạnh của PA đã được thử thách và nhiều người Mỹ chấp thuận thông qua. Thực tế, dân Mỹ đã thúc đẩy việc thực hiện đạo luật Bí mật ngân hàng (BSA), trong đó yêu cầu các tổ chức tài chính ở Mỹ hỗ trợ cho các cơ quan Chính phủ Mỹ, phát hiện và ngăn chặn các hành vi "rửa tiền".

Tiêu đề II của PA thành lập 3 quy định đang gây tranh cãi, đó là các đảm bảo về "lẻn và lén nhìn", nghe trộm điện thoại di động và khả năng của FBI trong việc tiếp cận các tài liệu từ phía công dân Mỹ. Vào ngày 26/5/2011, Tổng thống Barack Obama đã ký một phần mở rộng 4 năm của 3 đạo luật chủ chốt trong PA.

Các chương trình quốc phòng quốc gia

Sau vụ 11-9 đã có những thay đổi đáng kể về địa lý Mỹ và các chương trình quốc phòng. Khoảng 1.271 tổ chức chính phủ Mỹ và 1.931 công ty tư nhân đã cùng làm việc trên những chương trình liên quan đến chống khủng bố, an ninh nội địa và tình báo. Chúng tọa lạc tại khoảng 10.000 địa điểm trên khắp nước Mỹ. Ước tính có khoảng 854.000 người, gần 1,5 lần người sống ở Washington, D.C., đã giữ các bí mật an ninh tuyệt mật nhất nước Mỹ. Ở Washington và khu vực bao quanh có khoảng 33 toà nhà phức hợp dành để hoạt động tình báo tuyệt mật, những toà nhà được xây dựng kể từ vụ 11-9.

Đạo luật Phòng chống khủng bố và cải cách tình báo (IRTPA)

Đạo luật Phòng chống khủng bố và cải cách tình báo (IRTPA) năm 2004 là một đạo luật gồm 236 trang của Quốc hội Mỹ, được ký bởi Tổng thống George W. Bush, có ảnh hưởng rộng rãi đến luật pháp chống chủ nghĩa khủng bố liên bang Mỹ. Đạo luật này bao gồm các đề mục riêng biệt với các vấn đề đối tượng khác nhau. Nó được thành lập bởi cả Giám đốc tình báo quốc gia (DNI), Trung tâm chống khủng bố quốc gia (NCTC), Ban giám sát tự do dân sự và bảo mật (PCLOB).

Giám đốc tình báo quốc gia là người làm việc như là cố vấn chính cho Tổng thống Mỹ, Hội đồng an ninh quốc gia (NSC) và Hội đồng an ninh nội địa (HSC) chịu trách nhiệm tình báo liên quan đến an ninh quốc gia. DNI đóng vai trò là người đứng đầu 16 thành viên của Cộng đồng tình báo Mỹ.

Đạo luật giám sát tình báo nước ngoài (FISA), sửa đổi bản năm 2008

Đạo luật FISA sửa đổi năm 2008 là một đạo luật của Quốc hội Mỹ, đã sửa đổi từ đạo luật giám sát tình báo nước ngoài (FISA). Đạo luật FISA sửa đổi này ngăn cấm bất kỳ ai ngăn chặn trái phép, tiết lộ, sử dụng hoặc tiết lộ các cuộc gọi điện thoại hay thông tin liên lạc điện tử. Nghiêm cấm các bang tiến hành việc điều tra, xử phạt hoặc yêu cầu tiết lộ quy mô lớn mạng viễn thông và bảo chúng từ các vụ kiện. Đạo luật FISA yêu cầu chính phủ phải lưu giữ các hồ sơ giám sát trong vòng 10 năm. Tăng cường các hành vi giám sát từ 48 giờ lên đến 7 ngày.

Nó yêu cầu các cơ quan Chính phủ Mỹ tăng cường giám sát những người được cấp giấy tờ nhắm đến nước Mỹ nếu họ đặt chân đến Mỹ. Những quy định mới về đạo luật giám sát sẽ hết hiệu lực vào ngày 31/12/2012.

Chương trình giám sát của Tổng thống Mỹ

Chương trình giám sát của Tổng thống Mỹ (PSP) là một tập hợp các hoạt động tình báo bí mật được ủy quyền bởi Tổng thống George W. Bush sau vụ khủng bố ngày 11-9. Nó là một phần nằm cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa khủng bố. Chỉ có một phần trong chương trình PSP đã được công bố chính là những hành vi nghe lén thông tin tình báo quốc tế có dính dáng đến Al-Qaeda.

Các hoạt động tình báo khác dưới ủy quyền của Tổng thống vẫn được phân loại thông tin. Vào ngày 10/7/2009, Tổng Thanh tra của tất cả các cơ quan tình báo đã đưa ra một báo cáo từ toà án chỉ đích danh rằng PSP còn liên quan đến "các hoạt động thu thập chưa từng có tiền lệ", rằng đã vượt xa phạm vi của đạo luật giám sát tình báo nước ngoài (FISA). Nó đặt ra câu hỏi về sự ủy quyền pháp lý của PSP, bao gồm việc thiếu giám sát và tính bí mật quá mức.

Đạo luật hỗ trợ giáo dục hậu 11/9, bổ sung năm 2008

Đạo luật hỗ trợ giáo dục hậu 11-9 (VEAA), bổ sung năm 2008, đã chính thức có hiệu lực vào ngày 30/6/2008.  Đạo luật bổ sung trên Bộ luật Mỹ nhằm mở rộng các lợi ích giáo dục cho các cựu binh quân đội Mỹ, những người đã phục vụ quân ngũ kể từ vụ 11-9.  Các quy định mới của đạo luật VEAA bao gồm tài trợ 100% bậc giáo dục công lập với thời khoá 4 năm cho các cựu binh Mỹ, những người phục vụ 3 năm trong quân ngũ kể từ ngày 11/9/2001. Đạo luật VEAA năm 2010 còn cho phép các cựu binh có thể nhận các khoản thanh toán trong thời gian nghỉ học (nghỉ đông và nghỉ xuân). Phần lớn những thay đổi này sẽ có hiệu lực trong tháng 8 và tháng 10/2011.

Những thay đổi trong chương trình đại học

Vụ tấn công khủng bố vào năm 2001 chống lại nước Mỹ đã mở ra một sự thay đổi lớn trong các trường đại học Mỹ. Một bài viết gần đây được viết bởi phóng viên Scott Gold của tờ Los Angeles Times nhằm kiểm tra các xu hướng hiện nay trong các trường học Mỹ.

Theo đó, một tập hợp các chương trình an ninh nội địa đã được đưa vào các trường cao đẳng cộng đồng và các trường đại học. Sinh viên trên khắp nước Mỹ lũ lượt ghi danh theo học các khoá học này, một điều chưa từng thấy trước đó. Nhiều khoá học còn có môn tâm lý kẻ khủng bố và những mánh khoé lừa đảo, hoặc tại Đại học Purdue, có cả chương trình học về ứng phó với những thảm họa giết người hàng loạt.  

Stellar Wind

Stellar Wind là tên gọi của một dạng bí mật mật mã trong một tập hợp các hoạt động được thực hiện bởi Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) sau vụ khủng bố 11-9.

Vào ngày 10/5/2006, tờ USA Today báo cáo rằng Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã có một chương trình chưa được tiết lộ kể từ vụ 11/9 nhằm xây dựng một cơ sở dữ liệu thông tin về các cuộc gọi trong lòng nước Mỹ. Theo tờ báo này, các công ty điện thoại như AT&T, SBC, BellSouth (gọi chung là AT&T), và Verizon đã tiết lộ các hồ sơ của NSA.

Ước tính rằng cơ sở dữ liệu trên chứa hơn 1,9 nghìn tỷ các cuộc gọi thoại. Các hồ sơ này bao gồm các thông tin thoại chi tiết gồm người gọi, người nhận cuộc gọi, ngày/giờ gọi và độ dài của cuộc gọi. Sự tồn tại của cơ sở dữ liệu cuộc gọi đã vấp phải sự chỉ trích ghê gớm từ nhiều luồng dư luận khác nhau. Về phía chính quyền Obama không lên tiếng thừa nhận cũng không phủ nhận sự tồn tại của cơ sở dữ liệu hội thoại trong nước.

Kiểm duyệt truyền hình và âm nhạc

Vụ khủng bố ngày 11-9 đã tạo ra một ảnh hưởng to lớn đối với lĩnh vực kinh doanh giải trí nghe nhìn. Các đài truyền hình liên tục phủ sóng các bản tin liên quan đến cuộc khủng bố và hậu quả là đã làm gián đoạn tất cả các chương trình khác, đây cũng là vụ "nghẽn mạch" truyền hình lớn nhất trong lịch sử truyền hình Mỹ. Nó kéo dài đến 93 giờ cả ngày lẫn đêm.

Sau vụ 11-9, rất nhiều bộ phim đã bị hủy bỏ mặc dù chuẩn bị được công chiếu, và nhiều bộ phim khác đã được chỉnh sửa lại. Nhiều biên tập viên tìm mọi cách để xoá hoặc chỉnh sửa những hình ảnh có liên quan đến hình ảnh của Trung tâm thương mại thế giới (WTC).

Tổng cộng, có khoảng 45 bộ phim bị chỉnh sửa hoặc hoãn lại vì nguyên nhân của cuộc khủng bố. Một tuyển tập các bộ phim truyền hình trước đó phát sóng cũng được thay đổi. Hãng phim Walt Disney World thu hút khán giả bởi bộ phim "Máy chấm công", một bộ phim 360 độ về toàn cảnh thành phố New York, bao gồm toà tháp đôi WTC, cũng bị ngừng chiếu vào ngày 11/9/2001. Về lĩnh vực âm nhạc, thậm chí có cả một bản danh sách dài liệt kê những bài hát với "ca từ có vấn đề", có khoảng 165 bài hát đã bị vạ lây

Nguyễn Thanh Hải (theo NYTIMES) – CSTC tuần số 76
.
.
.