LockNutri- giải pháp dinh dưỡng cho rối loạn tiêu hóa chức năng ở trẻ em

Thứ Bảy, 16/04/2016, 17:19
Ngày 16-4, tại Hà Nội, Hội Nhi khoa Việt Nam đã công bố ROME IV -tiêu chuẩn mới trong chẩn đoán các rối loạn chức năng tiêu hóa ở trẻ em với sự đồng hành của nhãn hàng Friso (thuộc công ty FrieslandCampina Việt Nam).


ROME IV sẽ được áp dụng tại Việt Nam từ tháng 5-2016, bao gồm các tiêu chuẩn mới và cập nhật chẩn đoán các rối loạn tiêu hóa chức năng (RLTHCN) ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thay cho các tiêu chuẩn thực thể lâm sàng được dựa theo kinh nghiệm trước đó.

Hội nghị cũng cập nhật một trong những nguyên nhân gây RLTHCN là do đạm sữa bị thay đổi cấu trúc và biến tính trong quá trình xử lý nhiệt, trở nên vón cục và khó tiêu hóa, từ đó có thể gây ra những rối loạn như chứng đầy bụng khó tiêu, đau thắt bụng và gây táo bón cho trẻ.

Quang cảnh hội thảo.

Các chuyên gia cũng thảo luận về các nguyên nhân gây ra rối loạn chức năng tiêu hóa ở trẻ. Có một nguyên nhân mà hầu hết phụ huynh Việt Nam chưa biết, đó chính là việc biến đổi cấu trúc đạm sữa do nhiệt độ cao trong quá trình xử lý, trở thành đạm bị biến tính. Chất đạm biến tính sẽ vón cục nhiều hơn và sẽ khó tiêu hóa hơn, có thê gây ra những rối loạn như chứng đầy bụng khó tiêu, đau thắt bụng và gây táo bón cho trẻ.

Tại hội nghị, Friso lần đầu tiên công bố quy trình LockNutri được ứng dụng trong tất cả dòng sản phẩm Friso. Quy trình này xử lý nhiệt vừa đủ để bảo vệ đạm sữa tự nhiên, giúp trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu dễ dàng…

GS. Nguyễn Gia Khánh phát biểu tại Lễ công bố.

Quy trình LockNutri sẽ giúp bảo vệ tối ưu cấu trúc đạm gần với trạng thái tự nhiên để giúp trẻ dễ tiêu hóa hơn, nhờ đó, bé sẽ khỏe mạnh từ bên trong để thỏa sức khám phá và học hỏi thế giới thiên nhiên bên ngoài.

GS. Marc Benninga - Hội Gan Mật châu Âu: Năm 2006, ROME III xây dựng các tiêu chuẩn thực thể lâm sàng được dựa nhiều vào kinh nghiệm và sự đồng thuận của các chuyên gia. Trong thập niên trước đây, những dấu hiệu mới được nhận biết về các RLTHCN ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong các nhóm tuổi.

Theo đó, những điều chỉnh tốt hơn được thành lập thành các tiêu chuẩn và ROME IV ra đời với các tiêu chuẩn mới và cập nhật chẩn đoán các RLTHCN ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Những thay đổi chính trong ROME IV bao gồm: các tiêu chuẩn đã được điều chỉnh, bổ sung các phần về sinh học thần kinh; sự phát triển và đánh giá đau; các vấn đề liên quan đến khả năng bổ sung các tiêu chuẩn nuôi ăn mới”.

Lệ Thúy
.
.
.