Hẹn bệnh nhân quay lại xét nghiệm sán lợn là tính nhạy cảm kém

Thứ Ba, 02/04/2019, 19:23
Quan điểm của Bộ Y tế đối với bệnh sán lợn là không cần xét nghiệm, xét nghiệm máu dương tính hay âm tính  không có ý nghĩa để chẩn đoán bệnh. Muốn biết bệnh nhân có nhiễm sán hay không, phải xét nghiệm phân mới thấy trứng, đốt của sán. Hiện Bộ Y tế đã phác đồ điều trị, bị sán điều trị rất dễ, uống thuốc theo đúng phác đồ là khỏi.


Trả lời câu hỏi về việc vì sao Bộ Y tế đã có công văn chỉ đạo ngừng lấy mẫu máu trẻ mầm non để xét nghiệm sán, bởi kết quả dương tính không có nghĩa mắc bệnh nhưng một số bệnh viện vẫn tiếp tục xét nghiệm, thậm  chí hẹn lần sau đến xét nghiệm lại, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết, quan điểm của Bộ Y tế đối với bệnh sán lợn là không cần xét nghiệm, xét nghiệm máu dương tính hay âm tính  không có ý nghĩa để chẩn đoán bệnh. Muốn biết bệnh nhân có nhiễm sán hay không, phải xét nghiệm phân mới thấy trứng, đốt của sán. Hiện Bộ Y tế đã phác đồ điều trị, bị sán điều trị rất dễ, uống thuốc theo đúng phác đồ là khỏi.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến

“Xét nghiệm máu chỉ biết mình đã nhiễm bệnh hay chưa, chứ không có nghĩa là hiện tại đang mắc bệnh. Ví dụ bệnh lao, nếu xét nghiệm máu thì có thể đến 90% người dương tính. Nhưng như vậy không có nghĩa là chúng ta đã nhiễm bệnh lao. Muốn biết có bị lao hay không thì phải xét nghiệm đờm” – Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ Y tế cũng cho biết, xét nghiệm máu dương tính cũng không yêu cầu bệnh nhân đến xét nghiệm lần sau. Trên thực tế thì đối với tất cả các bệnh, bác sĩ đều hẹn tái khám sau 6 tháng. Đối với bệnh sán lợn, bệnh viện hẹn bệnh nhân qua lại là không sai nhưng không cần thiết. Tính nhạy cảm, phản xạ của bệnh viện là yếu kém.

P. Thuỷ
.
.
.