Tác giả “Đường mòn”: Từng nghĩ chẳng bao giờ được xuất bản sách

Thứ Bảy, 22/08/2009, 12:06
“Việc viết lại một câu chuyện mà vẫn giữ lại được tính hấp dẫn của nó cho dù trong lần viết lại này nó mang một màu sắc ảm đạm hơn và giữ cho các nhân vật đáng yêu không kể đến các sai lầm của họ là một thách thức. Nói thật, một phần trong tôi có được cái cảm giác của việc viết một điều gì đó trong một thời gian dài và cuối cùng tôi đã nghĩ là nó sẽ chẳng bao giờ được xuất bản…” - nhà văn Chris Womersley, tác giả tiểu thuyết “Đường mòn” tâm sự.

Chris Womersley là nhà văn Australia. Tiểu thuyết và các bài phê bình của ông xuất hiện rất nhiều trên các tạp chí và các hợp tuyển, như Granta New Writing 14, Best Australian Stories 2006, The Monthly, và The Age. Cuốn tiểu thuyết "Đường mòn" của ông vừa được ChiBook và NXB Văn hóa Sài Gòn phát hành tại Việt Nam. “Đường mòn” là câu chuyện kể về xã hội hiện đại lồng trong tiểu thuyết trinh thám, được giới phê bình và báo chí Australia đánh giá là tiểu thuyết đầu tay sáng giá...

- Ông dự tính truyền dẫn một một sự tuyệt vọng sâu sắc ngay trong chương đầu tiên của cuốn "Đường mòn", nó rất có không khí. Ông có quan tâm rằng độc giả có thể không đọc chỉ bởi sự ảm đạm của cuốn truyện? Và ông có thường hay nghĩ đến khán giả khi viết không, hay ông chỉ đi theo cảm xúc của chính ông?

- Tôi cho việc viết lại một câu chuyện mà vẫn giữ lại được tính hấp dẫn của nó cho dù trong lần viết lại này nó mang một màu sắc ảm đạm hơn và giữ cho các nhân vật đáng yêu không kể đến các sai lầm của họ là một thách thức. Nói thật, một phần trong tôi có được cái cảm giác của việc viết một điều gì đó trong một thời gian dài và cuối cùng tôi đã nghĩ là nó sẽ chẳng bao giờ được xuất bản. Nó mang lại cho tôi sự tự do tương đối lớn. Như Pat Barker đã nói: “Bạn phải luôn hỏi chính mình rằng ‘tôi nên viết cuốn sách gì nếu tôi biết được nó sẽ không bao giờ được xuất bản?".

Tôi cho rằng cộng đồng đọc có nhiều mong muốn hơn dành cho các thể loại khác văn học khác nhau hơn là các nhà xuất bản và những người gác cổng văn học khác. Không phải ai cũng muốn đọc “một câu chuyện ấm lòng về tình bạn của một chàng trai trẻ với…”.

Dĩ nhiên không có điều gì sai về các thể loại truyện kiểu như vậy, nhưng vẫn còn có đủ chỗ cho sự ảm đạm. Tôi đã tạo ra một nhóm các nhân vật tôi yêu thích và đặt họ vào một khung cảnh tôi cho là hấp dẫn và sau đó chỉ việc đi theo họ suốt cả cuốn truyện, viết ra những gì họ đang làm. Trong một vài trường hợp, nó thực sự không thú vị lắm.

- Ông có thể kể về sự tiến triển của tác phẩm "Đường mòn"? Ngoài việc viết lại tác phẩm này, ông còn có thêm các hoạt động nào khác trong năm 2008 không?

- Tôi đã viết bản thảo đầu tiên của tác phẩm "Đường mòn" trong vòng 6 tháng năm 2002. Nó là cơ hội cuối cùng để tham gia giải The Vogel Award, chỉ được tổ chức cho các tác giả có tác phẩm chưa được xuất bản dưới độ tuổi 35. Đó là một bản thảo khá tồi và không đạt kết quả gì ở giải The Vogel Award nhưng tôi đã làm mới lại sau khi theo học khóa học về Viết và Biên tập Chuyên nghiệp tại Đại học RMIT ở Melbourne.

Và về cơ bản tôi lấy lại cùng các nhân vật và cốt truyện nhưng viết lại nó và gắn kết các nhân vật với nhau hơn. Nhân vật Wild không xuất hiện trong ấn bản đầu tiên và nó được viết hoàn toàn dựa trên quan điểm của Lee, hơn là dựa vào quan điểm của cả ba nhân vật chính. Điều này mang đến chiều sâu hơn cho tác phẩm, cũng như cho phép cốt truyện chặt chẽ hơn.

Năm 2006, nó nằm trong danh sách sơ tuyển của giải Victorian Premiers’ Award dành cho bản thảo chưa từng được xuất bản, nhưng tôi vẫn phải cố gắng tìm kiếm một nhà xuất bản, cho đến khi Aviva Tuffield ở NXB Sribe Publications đọc được và quyết định in nó.

Vào năm 2008, tôi bắt tay vào viết một cuốn tiểu thuyết mới. Bối cảnh diễn ra ở một vùng nông thôn nước Úc trong thời kỳ dịch cúm Tây Ban Nha vào năm 1919. Nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết là một người tiên tri về sự tận cùng của thế giới.

Ngoài tiểu thuyết, tôi còn viết các truyện ngắn, hai trong số các truyện ngắn dự tính đăng cuối năm 2008, truyện ngắn The Possibility of Water sẽ được đăng trên tờ The Griffith Review vào tháng Năm và một truyện khác tên là What the Darkness Said sẽ được đăng vào tháng Ba trên tờ Wet Ink. 

- Ông có đọc nhiều tiểu thuyết hình sự của các tác giả Úc không? Ông có thể cho chúng tôi biết về một vài tác giả nổi tiếng mà ông đang đọc? Ông nghĩ gì về dòng văn học hình sự đương đại của Úc?

- Tôi không chắc về cái gọi là ‘tiểu thuyết hình sự’. Thành thực mà nói, danh hiệu việc đặt tên đó chỉ hữu ích về mặt quảng bá hơn là thể hiện điều gì khác. Một cuốn sách hay chỉ là một cuốn sách hay. Sự thật là tôi thích đọc những tác phẩm nói về mặt xấu của cuộc sống, nhưng loại tiểu thuyết hình sự mang tính thủ tục không hấp dẫn được tôi.

Một vài tác giả người Úc yêu thích của tôi là Peter Carey với tác phẩm "The True History of the Kelly Gang" và Sonya Hartnett với tác phẩm "Surrender", cả hai đều mô tả về các tội ác và các hậu quả của nó.

- Ông nghĩ điều gì nên làm để quảng bá tốt hơn hình ảnh các nhà văn Úc ở trong nước và nước ngoài?

- Thật khó để một nhà văn không tên tuổi cố gắng quảng cáo khi có quá nhiều loại hình nghệ thuật và giải trí thu hút sự chú ý của khán giả, đặc biệt trong một nền văn hóa đánh giá thấp nghệ sĩ. Liệu chính phủ có thể chi hàng triệu hàng triệu đô la của các vận động viên môn cricket người Úc và các vận động viên tham dự Olympic; các vận động viên môn bóng bầu dục và bóng đá, cho nỗ lực quảng bá các nhà văn người Úc trên toàn thế giới và trên khắp cả nước không?

- Nếu các nhân vật trong tiểu thuyết "Đường mòn" có thể phù hợp với bất cứ nhân vật tiểu thuyết nào khác mà ông yêu thích, thì đó là những nhân vật nào và tại sao?

- Thật là một câu hỏi hay. Tôi nghĩ Josef sẽ phù hợp với nhân vật Forrest Gump. Wild sẽ là Bác sĩ Benway trong tác phẩm The Naked Lunch, vì họ khá có nhiều điểm tương đồng. Lee thực sự cần một tách trà và một nơi nằm nghỉ. Tôi hy vọng anh ta có thể làm quen với nhân vật Hana trong tác phẩm Bệnh nhân người Anh. Đó là một y tá tận tụy, người có thể chăm sóc tốt cho cậu hơn bất cứ nhân vật nào trong tiểu thuyết Đường mòn. Có lẽ họ có thể yêu nhau và cùng nhau xây dựng tổ ấm ở một nơi nào đó an toàn, có em bé và sống một cuộc sống hạnh phúc mãi mãi? Biết đâu được…

Chi Nguyễn (theo Australian Crime Fiction Snapshot)
.
.
.