Làm sáng tỏ vị thế của Vương triều Tiền Lý đối với lịch sử dân tộc

Chủ Nhật, 07/10/2012, 14:35
Nhân kỷ niệm 1.470 năm (542 - 2012) ngày cuộc khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ, ngày 6/10 tại Hà Nội, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam và UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội thảo khoa học "Một số vấn đề về Vương triều Tiền Lý và quê hương của vua Lý Nam Đế" với sự tham dự của đông đảo các nhà sử học, nhà khoa học và nhân dân địa phương (Hà Nội, Thái Nguyên, Phú Thọ,...).

Vua Lý Nam Đế có quê gốc là thôn Cỏ Pháp, xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ngày nay.

Trong thời kỳ Bắc thuộc, cuộc khởi nghĩa Lý Bí thu được thắng lợi vang dội nhất và giành được quyền độc lập, tự chủ lâu dài nhất. Trong lịch sử nước nhà, Lý Nam Đế là người đầu tiên xưng hiệu Đế và cũng là người đầu tiên đặt niên hiệu "Thiên Đức".

Cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Lương do Lý Bí lãnh đạo nổ ra vào đầu năm 542 và đã thu được thắng lợi vang dội, dẫn đến việc Lý Bí xứng Đế hiệu (Lý Nam Đế) năm 544, đặt niên hiệu Thiên Đức, dựng nước Vạn Xuân.

Vương triều Tiền Lý tồn tại khoảng 60 năm (544 - 602) với 4 đời vua: Lý Nam Đế (544 - 548), Lý Đào Lang Vương (549 - 555), Triệu Việt Vương (549 -570) và hậu Lý Nam Đế (571- 602)

Nguyễn Bích Thủy
.
.
.