Hổ trong đời sống của người Châu Á

Thứ Sáu, 12/02/2010, 15:51

Hổ là động vật thuộc họ nhà mèo. Bởi thân hình to khỏe, dũng mãnh, uy nghiêm và đặc biệt những vạch trên trán vẽ thành chữ "  " tức là "vương", nên  hổ được tôn là Chúa sơn lâm, làm "vua của muôn loài". Với người châu Á, đặc biệt là người Trung Quốc, hình ảnh hổ được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống và sinh hoạt.

Nơi tôn nghiêm và trang trọng

Trong tâm niệm của người Trung Quốc, hổ tượng trưng cho sự uy nghiêm và sức mạnh, vì vậy mà thời Chiến quốc, hình tượng hổ luôn đi kèm với hình tượng tướng sĩ uy dũng thiện chiến. Nơi bàn thảo các sự kiện quân sự được đặt tên Bạch hổ đường, đây là chốn tôn nghiêm không thể tuỳ tiện xông vào. Ví như trong "Thuỷ hử", Lâm Xung vì trúng mưu Cao Cầu xông vào Bạch hổ đường đã bị đi đày. Dinh thự của quan chức các vương triều trước của Trung Quốc thường được đặt tượng đầu hổ ở nơi cao để cảnh thị mọi người "cần được yên tĩnh và cấm lui tới…".

Không chỉ có thế, trong văn hóa dân gian Trung Quốc, hổ đã trở thành một linh vật mang đến may mắn, hưng thịnh, trừ diệt thiên tai, điều ác và hổ thường mang đến cho người dân một niềm tin là dũng cảm đối mặt với khó khăn, nguy hiểm. Ví như triều nhà Hán, bạch hổ được coi là một trong bốn thần thú. Nhiều người ở nông thôn tại vị trí nổi bật trên tường hay cửa ra vào, người ta cho treo bức tranh hổ với niềm tin hổ sẽ trừ tà ma và bảo vệ cho gia đình mình.

Đeo chuông cho Hổ

Một nghệ nhân Trung Quốc đang làm những đồ chơi với hình một chú hổ con.
"Tháo chuông cần người buộc chuông". Đây là điển tích mang đầy sự khôn ngoan và tính giáo dục. Ngày xưa trong ngôi chùa trên ngọn núi ở Kim Lĩnh, Thành Tây, Pháp viện thiền sư phương trượng đạo hành cao thâm. Pháp Đăng hoà thượng tính tình phóng khoáng tự do, không thích tụng kinh, bị các hoà thượng khác coi thường. Nhưng Pháp Viễn thiền sư lại không như vậy. Có một ngày, Pháp Viễn thiền sư sau khi giảng phật pháp, một sư đồ hỏi: "Nếu như trên cổ lão hổ đeo chuông vàng, thử nói xem ai có thể tháo được?". Các sư đang không biết trả lời thế nào, Pháp Đăng hoà thượng nói: "Việc này đơn giản, cái chuông đấy ai đeo lên thì người đấy nhất định có thể gỡ xuống".

 

Ba người nói thành hổ

Trong sách Chiến quốc có nói về câu chuyện ba người thành hổ như sau: Đại phu Ngụy quốc Luân Công và Thái tử phải đến Triệu quốc làm con tin. Chuẩn bị khởi hành, Luận Công mới hỏi Ngụy vương một câu: "Nếu như có một người nói với ngài, thần nhìn thấy giữa phố đông người có một con hổ, quận vương có tin không?". Ngụy vương nói: "Ta đương nhiên là không tin". Luân Công lại hỏi: "Nếu như có 2 người nói với ngài như vậy thì sao?". Ngụy vương nói: "Ta cũng không tin". Luân Công lại hỏi: "Nếu như có ba người đều nói tận mắt thấy hổ đang làm loạn dưới phố, quận vương có tin không?". Ngụy vương nói: "Nếu như nhiều người đều nói nhìn thấy hổ, chắc chắn là đúng, ta không thể không tin".

Câu chuyện nhắc rằng, việc gì đó dù chưa mắt thấy, tai nghe  nhưng nhiều người cùng nói và nói nhiều lần thì lớn đến như hổ xuống phố cũng trở thành sự thực!

Những câu đối về hổ

Hổ và nhà sư trong một ngôi chùa ở Thái Lan.
Năm 2010 theo âm lịch là năm Canh Dần. Người Trung Quốc có không ít câu đối hay về hổ. Thời nhà Minh, có kể về một thiếu niên tên là Đới (Đái) Dụng Tân trong một lần tham dự thi, tự xông vào phòng của quan chủ khảo. Chủ khảo ra vế đối để thử tài các thí sinh, vế đối là:

"Nệm da hổ trải ghế học sĩ"

Đới Dụng Tân không cần suy nghĩ liền đối ngay:

"Bút lông thỏ viết phường trạng nguyên".

Quan chủ khảo rất khen ngợi ông.

Học sĩ hàn lâm Giải Tấn triều Minh, một hôm cùng người bạn chơi cờ. Sau khi chơi được vài ván, người bạn đó mới chỉ lên bức tranh tứ bình trên tường ra một vế đối:

"Rồng không ngâm, hổ không cười, cá không quẫy, cóc không nhảy, lưu mai trên tranh cười rơi đầu".

Giải Tấn mới nhìn vào bàn cờ và đối lại:

"Xe không bánh, ngựa không yên, voi không ngà, pháo không thuốc, tướng quân trong trại buồn muốn chết".

Trạng nguyên Bành Tuấn triều Thanh, một lần cùng bạn bè đến chùa Thuỷ Nguyện gần kinh thành chơi. Một lão tăng trong chùa mới ra một vế đối: "Vùng Thuỷ Nguyệt, cá bơi thỏ chạy" và mời Bành Tuấn tiếp vế đối sau. Bành Tuấn nghĩ mãi không ra. Khi qua Sơn Hải quan, Bành Tuấn mới chợt nhớ câu đối trên và lập tức đối lại: "Sơn Hải quan, hổ gầm rồng ngâm". Câu đối vế trên vế dưới rất ăn ý làm mọi người đều thán phục.

Triều Thanh còn một câu chuyện kể về một vị tuần phủ đại nhân ở Quý Dương. Vào một đêm, khi đang ngắm cảnh trên lầu Giáp Tú trước cảnh vật như tranh, ông xuất khẩu một vế: "Bóng liễu hoàng giang, cá du chi đầu chim túc lang" (nghĩa là: Bóng liễu in trên sông, cá bơi lội tung tăng, chim làm tổ trên sóng). Đúng lúc đó tài tử Quý Dương Châu khởi vị ở trên lầu nghe thấy, liền ứng đối: "Sơn sắc đảo hải,  rồng ngâm sông núi hổ miên than" (nghĩa là: Bóng núi in trên biển, rồng ngân vang sông núi, hổ ngủ trên biển). Mọi người nghe xong đều tấm tắc khen hay

Nhật Nguyệt - CAND Tết
.
.
.