Hàn gắn vết thương chiến tranh nhờ âm nhạc

Chủ Nhật, 09/11/2008, 10:04
Trung tâm ngôn ngữ văn minh Pháp tại Hà Nội vừa chiếu hai bộ phim "Bài ca cứu rỗi" của hai đạo diễn Markus Hansen và Jean - Marie Boulet và "Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai" của đạo diễn Trần Văn Thủy, như hai góc nhìn về cuộc chiến tranh Việt Nam, khác nhau nhưng mang lại một cảm nhận chung về sự mất mát, về sự hy sinh.

"Bài ca cứu rỗi" kể lại câu chuyện của một cựu binh Mỹ. Tháng 3/1967, Billy Bang được đưa tới Việt Nam tham chiến. Trở về Mỹ, anh đã cố quên đi những cơn ác mộng, nhờ rượu, ma túy và âm nhạc.

40 năm sau, anh đã quyết định cách duy nhất để chấm dứt chấn thương tinh thần đó là quay trở lại Việt Nam, nhưng lần này là với cây vĩ cầm.

"Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai" nói về vụ xảy ra tại tỉnh Quảng Ngãi, vào ngày 16/3/1968, khi quân đội Mỹ giết chết hơn 500 dân thường Việt Nam trong vòng vài giờ đồng hồ. Nghệ sĩ chơi vĩ cầm và cựu chiến binh Mỹ, Mike Walk đã trở lại Việt Nam để cố gắng hàn gắn cho những tội ác đã được thực hiện trong vụ thảm sát năm 1968 đó. Walk chơi vĩ cầm cho những cư dân hiện tại và cho cả linh hồn của những người đã khuất.

Hai bộ phim có gạch nối là tiếng vĩ cầm của những người cựu binh Mỹ. Và nó cùng nói lên một điều, phim tài liệu về chiến tranh Việt Nam là sự thật từ quá khứ, mà quá khứ thì không thay đổi hay sơn phết được

PV
.
.
.