“Đối mặt với tử thần” – Đối mặt với sự diệt vong

Thứ Sáu, 05/10/2007, 19:00
Vào năm 2057, Mặt Trời đang chết dần và con người phải đối mặt với sự tuyệt chủng. Hy vọng cuối cùng của Trái Đất phải dựa vào Icarus II, một con tàu vũ trụ với 8 thuỷ thủ, do thuyền trưởng Kaneda dẫn đầu. Nhiệm vụ của họ là đưa thiết bị hạt nhân được thiết kế để làm nóng lại Mặt Trời đang dần dần biến mất.

Giữa chuyến đi của họ, không có sự liên lạc với Trái Đất, các thuỷ thủ nhận được một tín hiệu yếu ớt báo hiệu nguy hiểm từ Icarus I, con tầu đã biến mất 7 năm về trước khi nó thực hiện chính nhiệm vụ này. Một tai nạn kinh hoàng đã đẩy nhiệm vụ của họ vào nguy hiểm và các thuỷ thủ nhanh chóng nhận ra là họ không những chỉ chiến đấu cho cuộc sống và sự an toàn của chính họ mà còn vì tương lai của tất cả nhân loại…

Bộ phim “Sunshine – Đối mặt với tử thần” sẽ chính thức đến với khán giả Việt Nam từ ngày 12/10 trên toàn quốc.

Sự kiện khoa học chứ không phải khoa học giả tưởng

Các vì sao không sống mãi mãi, mỗi giây trong vũ trụ lại có một vì sao chết đi. Mặt Trời - ngôi sao gần với chúng ta nhất là một lò phản ứng hạt nhân có kích cỡ lớn gấp hàng triệu lần Trái Đất. Nó đốt cháy 600 triệu tấn hiđro mỗi giây. Các nhà khoa học ước tính Mặt Trời chỉ đủ nhiên liệu để đốt cháy trong vòng 5 tỉ năm nữa. Điều gì sẽ xảy ra với Trái Đất nếu Mặt Trời không hoạt động nữa? Điều gì sẽ xảy ra với con người khi đó?

"Sunshine" do Danny Boyle đạo diễn và Andrew Macdonald sản xuất từ một kịch bản phim của Alex Garland. Nhà sản xuất Andrew Macdonald giải thích: “Tiêu đề của “Sunshine” xuất phát từ một ý tưởng, trong 50 năm nữa, Mặt Trời sẽ dần chết đi. Nó sẽ không thể cung cấp năng lượng và ánh sáng mà con người cần để sống sót trên Trái Đất được nữa. Toàn bộ cộng đồng thế giới gom góp lại tất cả tài nguyên của mình để gửi một phái đoàn vào không gian với mục đích chuyển một quả bom nhằm làm nóng lại những phần Mặt Trời đang chết dần.

Câu chuyện của chúng ta liên quan đến tám phi hành đoàn và các nhà khoa học, những người chỉ đạo nhiệm vụ. Trong cuộc hành trình của họ hướng đến Mặt Trời, các thuỷ thủ tình cờ gặp lại con thuyền Icarus I trôi giạt trong vũ trụ khi nhận nhiệm vụ này 7 năm về trước, từ đó, mọi việc trở nên xấu đi. Bộ phim nói về phản ứng của các thuỷ thủ dưới áp lực khổng lồ khi cố gắng cứu sống hành tinh của chúng ta”.

Nhà viết kịch bản phim Alex Garland đưa ra cái tên “Sunshine” cuối năm 2004 sau khi đọc một bài báo trên tạp chí khoa học Mỹ. “Tôi luôn có một mong muốn viết một bộ phim về thể loại khoa học viễn tưởng. Tôi muốn khám phá ý tưởng của một người đi du hành vào vũ trụ và cái anh ta khám phá được ở đó, cũng như điều anh ta phát hiện trong tiềm thức của chính anh ta. Tôi đã từng tìm kiếm một loạt truyện để đưa ý tưởng này lên khi đọc một bài báo viết về việc đặt kế hoạch cho tương lai của con người từ một viễn cảnh tưởng tượng dựa trên khoa học. Nó bao gồm lý thuyết khi nào thì Mặt Trời sẽ chết đi và điều gì thực sự diễn ra khi khi Mặt Trời chết?

Con người cần năng lượng Mặt Trời để sống sót và khi năng lượng ấy hết, con người sẽ bị huỷ diệt. Điều tôi thấy thú vị về nó là tôi có thể tự biên tự diễn kết thúc của loài người, nhưng nếu nó là điều chắc chắn trong cuộc sống chúng ta thì sao? Cái khiến tôi quan tâm là ý tưởng, điều có thể trở thành một quan điểm khi sự sống sót của cả hành tinh được đặt trên vai một con người, và cách mà anh ta giải quyết bằng trí thông minh của mình. Điều đó đã trở thành điểm nhấn của câu chuyện” - Garland nói.

8 tháng sau, Garland sắp xếp gặp đạo diễn Danny Boyle trong một quán rượu tại khu Tây Luân Đôn và đưa cho ông ta xem thảo đầu tiên. Boyle gọi điện cho Garland vào ngày hôm sau và tỏ ra hăng hái nói rằng họ có thể hợp tác và làm bộ phim này.

“Điều tôi thích ở cách làm việc của Alex là anh ta có những ý tưởng lớn. Ngành điện ảnh nước Anh có xu hướng làm các bộ phim khá nhỏ, nhưng ngòi viết của Alex luôn có những ý tưởng và quan niệm khổng lồ, điều đó thật tuyệt vời, tuy nhiên vấn đề bỏ vốn và thực hiện khá phức tạp” - Boyle giải thích.

Đối với nhà sản xuất Macdonald, bản thảo của Garland thật sự là một bước ngoặt. “Tôi nghĩ, ngòi viết của Alex có tầm nhìn lớn và không giống như  nhiều kịch bản mà bạn đã từng đọc, “Sunshine” có một lối kể chuyện xuyên suốt khiến bạn bị cuốn theo. Một số kịch bản khác thì khá trừu tượng và là tác phẩm khó nhưng với kịch bản này của Alex bạn có thể dễ dàng hình dung ra được câu chuyện khi bạn đọc nó”.

Bộ ba Boyle, Macdonald và Garland đã từng có thời hợp sức cho hãng Fox Searchlight và làm nên thành công lớn cho bộ phim “28 ngày sau” (28 Days Later). Macdonald nói: “Chúng tôi chia sẻ tình yêu về một thể loại phim nào đó, nhưng chúng tôi cũng có những quan điểm riêng về việc những bộ phim đó nên diễn như thế nào, tôi nghĩ điều đó đã làm cho mối quan hệ của chúng tôi trở nên gắn kết hơn. Điều chủ yếu đó là Alex là một nhà văn có tài, Danny là một đạo diễn giỏi và tiếng nói của cả hai đều có trọng lượng. Công việc chính của tôi là giúp cho họ nhận ra khả năng tưởng tượng của họ, trong khi cùng lúc cân bằng điều đó với tính thực tế để làm một bộ phim thành công”.

Để bộ phim trở thành hiện thực trên màn ảnh thì một phái đoàn đã từng bay vào vũ trụ sẽ giúp ích cho đạo diễn hơn là những tưởng tượng. Chính vì thế, đầu tiên đoàn làm phim tìm đến NASA để nghiên cứu, và gặp gỡ với các nhà khoa học và rất nhiều các nhà du hành vũ trụ.

Macdonald đã có lần thấy tiến sĩ vật lý trẻ người Anh Brian Cox trên kênh truyền hình BBC và đã liên lạc với ông với ý định thảo luận về dự án này. Cox làm việc tại Trung tâm nghiên cứu hạt nhân của Châu Âu (CERN), phòng thí nghiệm vật lý lớn nhất thế giới đóng tại Geneva.

Sau cuộc gặp với Macdonald, Cox tham gia vào việc sản xuất trên cương vị là một cố vấn khoa học, và điều Cox làm là chứng minh sự khoa học trong phim là có giá trị. Về vấn đề làm sao để các diễn viên và các thủy thủ hiển rõ hơn về hệ Mặt Trời, Cox cũng làm việc nhiều với Cillian Murphy, người đóng vai Capa – nhà Vật lý học trên con tàu.

Đi tìm các diễn viên hoàn hảo

Theo ước tính, nền kinh tế và xã hội của Trung Quốc phát triển liên tục và trở thành một nền kinh tế cường quốc, vì thế các nhà làm phim kết luận rằng bất kỳ một nhiệm vụ bay vào không gian nào trong tương lai đều có một nhóm đặc biệt của Châu Á.

“Bộ phim có một thuỷ thủ người Châu Mỹ / Á bởi vì chúng tôi cảm thấy rằng trong khoảng thời gian 50 năm chương trình không gian của Trung Quốc và Mỹ đã phát triển một cách mạnh mẽ nhất và họ có một tiềm lực kinh tế vững mạnh cùng với nỗ lực của họ có thể xoay chuyển được tình hình tài chính. Nhưng về mặt ý tưởng, chúng tôi đã tìm kiếm diễn viên khắp nơi trên thế giới” - Boyle cho biết.

Buổi thử vai được diễn ra ở Los Angeles, New York và London, và cuối cùng Boyle đưa đến một dàn diễn viên trên thế giới thật sự ấn tượng với các diễn viên được chào đón từ Mỹ, Nhật, Malaysia, Austraila, New Zealand, Ai Len và Anh.

Diễn viên người Ireland - Cillian Murphy, thủ vai Capa - nhà Vật lý học trên con tầu Icarus II - là thành viên duy nhất thật sự biết làm thế nào để điều khiển quả bom tinh vi đến lạ thường mà con tầu đang mang theo.

Murphy giải thích, “Không giống các thành viên khác của phi hành đoàn, Capa không có nền tảng về quân sự, không phải là một kỹ sư hay một nhà du hành vũ trụ chuyên nghiệp. Anh ta là một nhà khoa học, người rất giỏi về vật lý, đó là cách mà anh ta hiểu quả bom vượt lên hẳn những cách hiểu bình thường và theo một cách nào đó nó ảnh hưởng đến tâm trí của anh ta. Tôi không nghĩ các kỹ năng con người của anh ta đủ khéo léo, điều đó đã khiến anh ta trở thành kẻ đứng ngoài cuộc và bị loại ra khỏi đoàn thuỷ thủ còn lại”.

Theo Murphy, kịch bản của Garland là một kịch bản được chú ý từng chữ một. Anh giải thích, “Kịch bản được tập trung từ đầu đến cuối. Tôi nghĩ đó là một kịch bản được viết rất khéo và thông minh. Kịch bản của anh ta bao gồm hàng loạt những tầng lớp phụ về các vấn đề hiện đại và anh cố gắng tạo ra điều đó trong một lớp vỏ của một kịch bản sáng tạo thú vị”.

Murphy rất thích thú được làm việc với Boyle và đoàn làm phim từ sau bước đột phá của anh trong “28 ngày sau”. Anh nói: “Danny chính là một đạo diễn giỏi trong những đạo điễn giỏi nhất hiện nay. Bạn sẽ được tiếp thêm nghị lực khi bạn làm việc với Danny. Anh ấy mang đến cho bộ phim một sự hứa hẹn và nguồn năng lượng rất đáng ngạc nhiên. Sau rất nhiều bộ phim, anh đem điều đó trở lại với bộ phim này cùng với những kinh nghiệm thật sự đáng nể đã tạo nên thành công cho bộ phim”.

Boyle cho biết: “Chúng tôi đã tìm các diễn viên hàng đầu mà sự diễn xuất của họ có thể làm khán giả hiểu thật sự sâu sắc những hy vọng cũng như nỗi sợ hãi của nhân vật trong phim, và Cillian có được phẩm chất đó. Đó một phần là  nhờ kinh nghiệm, một phần là nhờ sự tự tin của anh ấy, nhưng anh ấy có những yếu tố đặc biệt đó mà một bộ phim như “Sunshine” nếu không có thì sẽ rất khó có thể thành công. Anh ấy có đủ nhiệt huyết khi làm việc với các đạo diễn giỏi và những người thú vị khác. Đối với những người nghĩ rằng anh ấy trông bề ngoài khá dễ coi thì những thứ huyền bí khiến anh ấy trông giống nhà tư vấn khoa học Brian Cox không có gì đáng quan tâm”.

Diễn viên người Mỹ Chris Evants trong vai Mace - kỹ sư. Anh là người đã tạo ra một ấn tượng… Giống như Human Torch trong cuốn sách phỏng theo “Bộ tứ quái dị” ăn khách năm 2005 của Fox.

“Mace xuất thân trong một gia đình quân nhân không tên tuổi và anh ta rất khô khan, tình cảm không phức tạp. Anh ta là người duy nhất biết con tàu hoạt động ra sao và có một bộ óc siêu đẳng có thể cho phép anh có thể xoay xở khá tốt trong các tình huống áp lực cao” – Evants nói

Như Vũ
.
.
.