Công bố 10 Kỷ lục Việt Nam về sở hữu trí tuệ

Thứ Sáu, 26/04/2013, 09:26
Là người rất quan tâm đến quyền sở hữu trí tuệ nên ông Lâm Tấn Lợi đã có 29 đơn đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ về giải pháp hữu ích của mình. Ông Lâm Tấn Lợi giành kỷ lục cá nhân Việt Nam nộp nhiều đơn đăng ký Giải pháp hữu ích nhất tại Việt Nam.

Ngày 25/4, Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam – Vietkings đã chính thức công bố 10 kỷ lục Việt Nam về sở hữu trí tuệ. Theo đó, bài thơ “Ở hai đầu nỗi nhớ” có giá bản quyền cao nhất Việt Nam. Nhà thơ Trần Đình Chính, tác giả “Ở hai đầu nỗi nhớ” được Công ty cổ phần Dịch vụ Phú Nhuận trả tiền bản quyền lên đến 300 triệu đồng.

Ông Lâm Tấn Lợi giành kỷ lục cá nhân Việt Nam nộp nhiều đơn đăng ký Giải pháp hữu ích nhất tại Việt Nam. Là người rất quan tâm đến quyền sở hữu trí tuệ nên ông Lâm Tấn Lợi đã có 29 đơn đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ về giải pháp hữu ích của mình. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội sở hữu kỷ lục Trường đại học nộp nhiều đơn đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích nhất tại Việt Nam (75 đơn đăng ký). Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam - Viện nghiên cứu nộp nhiều đơn đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích nhất tại Việt Nam.

Ông Huỳnh Công Nhân, cá nhân Việt Nam đầu tiên đăng ký quốc tế sáng chế qua hệ thống PCT. Tổ chức được cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền nhiều nhất tại Việt Nam – Công ty TNHH một thành viên NXB giáo dục Việt Nam với 592 giấy chứng nhận đăng ký bản quyền.

Ông Bùi Văn Ngọ, cá nhân được cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền nhiều nhất (724 giấy chứng nhận). Đơn vị liên kết xuất bản thắng kiện về vi phạm bản quyền sách nhiều nhất tại Việt Nam – Công ty TNHH Văn hóa sáng tạo Trí Việt (FIRST NEWS) với 3 lần khởi kiện bản quyền đối với các đơn vị vi phạm.

Nhà sư đầu tiên là tác giả sáng chế được cấp bằng tại Việt Nam – Thượng tọa Thích Huệ Đăng (Thế danh: Nguyễn Văn Sáu) với tấm bằng sáng chế về quy trình trồng cây sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô.

Tác giả sáng chế có nhiều sáng chế áp dụng cho quá trình phát triển cây lúa – Tiến sĩ Lê Văn Tri với gần 20 bằng sáng chế trong lĩnh vực sinh học, trong đó có 10 bằng sách chế áp dụng cho cây lúa

N.H.
.
.
.