Bài 3: Cần cuộc “cách mạng” cho bảo tàng

Thứ Ba, 15/09/2015, 09:09
Trong bối cảnh hiện tại, nên bắt đầu từ các bảo tàng nhỏ, bảo tàng chuyên ngành được đầu tư có chiều sâu, chất lượng. 

Bước chân vào một bảo tàng rất nhỏ ở Hà Nội nhưng người xem đã phải choáng ngợp với thông tin sống động. Khách tham quan bị cuốn hút vào những hình ảnh, câu chuyện và cách trình bày bắt mắt. Chỉ trưng bày vỏn vẹn trong không gian hơn 300m², nhưng những người làm bảo tàng ở đây đã cho người dân thay đổi cách nhìn về bảo tàng, là minh chứng rõ nhất khẳng định tiềm năng và những giá trị mà bảo tàng mang lại.

Bảo tàng vừa nhắc ở trên là Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Gọi là bảo tàng nhưng thực chất nó chỉ là một phòng trưng bày nằm khuất sau các viện nghiên cứu của Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 

Trong diện tích hơn 300m² có các khu trưng bày về Nguồn gốc sự sống, Lịch sử sự sống và Sự sống thời hiện tại. Lối vào phòng trưng bày được mô phỏng trái đất cách đây 3,6 tỷ năm. Cây tiến hóa sinh giới là một trong những mô hình mà các nhà khoa học phải lao tâm khổ tứ và bỏ ra chi phí lớn nhưng đã khái quát được sự tiến hóa của thế giới sinh vật... Chỉ với diện tích nhỏ, nhưng cách tận dụng tối đa không gian, sắp xếp ấn tượng khiến người xem thấy tiếc nuối bởi bảo tàng quá nhỏ. Hơn 1 năm nay, khách đến thăm bảo tàng rất đông, trong đó có nhiều học sinh đến học tập, nghiên cứu. 

Bảo tàng Công an Hà Nội vừa khánh thành dự án nâng cấp, đổi mới ngày 18/8. Ấn tượng đầu tiên khi bước vào bảo tàng là không gian hiện đại, sang trọng với thiết kế hiện đại, trưng bày mạch lạc, hệ thống thông tin, bài viết bằng 3 ngôn ngữ Việt, Anh, Pháp. 4 chủ đề trưng bày thường xuyên và 1 chuyên đề phản ánh những giai đoạn lịch sử quan trọng của Công an Hà Nội, đóng góp của các thế hệ cán bộ, chiến sỹ gắn với nhịp sống, sự phát triển của Thủ đô... 

Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam là nơi học tập, khám phá lý tưởng cho học sinh và khách tham quan.

Từ chỗ chỉ phục vụ cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng, nay trở thành địa chỉ dành cho công chúng trong và ngoài nước. Sau 1 tuần mở cửa, Bảo tàng Công an Hà Nội đã đón gần 3.000 lượt khách tham quan.

Nhiều năm nay, Bảo tàng Dân tộc học là địa điểm vui chơi, tham quan lý tưởng của người dân, nhất là trong các dịp lễ tết. Khu trưng bày trong nhà giúp người xem hình dung được cuộc sống, văn hóa các dân tộc Việt Nam. Bảo tàng ngoài trời ở không gian rộng khiến du khách vô cùng thích thú với những ngôi nhà đặc trưng của các dân tộc...

Còn một số bảo tàng khác là bảo tàng chuyên ngành, bảo tàng tư nhân nhưng lại được giới nghiên cứu bảo tàng đánh giá cao, được người dân tiếp nhận như: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng Hải quan, Bảo tàng Điện lực, hay như Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên …

Nhìn từ những bảo tàng hút khách cho thấy, hệ thống bảo tàng đang có cuộc chuyển mình, thay đổi theo chiều hướng hiện đại. Nhưng, để bảo tàng trở thành điểm đến lý tưởng, là nơi giáo dục truyền thống, lịch sử, là nơi trải nghiệm thú vị, học tập… lại là cả một vấn đề.

Ý kiến các chuyên gia

PGS.TS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học, Giám đốc Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên: Phải thay đổi tư duy về bảo tàng.

Tôi mong muốn có một cuộc cách mạng về bảo tàng. Các nhà lãnh đạo phải thay đổi nhận thức, thay đổi tư duy về vị trí vai trò của bảo tàng, biến từ nhận thức thành hành động để đầu tư và quyết tâm. Làm bảo tàng tốn kém, nhưng không nên ngại ngùng vì nó tạo ra sản phẩm văn hóa, khoa học tuyệt vời cho thế hệ người Việt Nam. Các bộ chủ quản liên quan đến bảo tàng như như Bộ Tài chính, Sở Tài chính phải thấy tính đặc thù của bảo tàng, vừa là cơ quan khoa học, vừa là nghệ thuật và phải ứng xử với nó để đáp ứng được nhu cầu nghệ thuật sáng tạo. Bảo tàng hiện đại không phải chỉ là trưng bày đồ cổ, như vậy thì không ai xem. Bởi vậy, chúng ta cần một cơ chế chi tiêu riêng. Bảo tàng là một hoạt động của đa ngành, đa lĩnh vực, có khoa học, lịch sử, có nhân học… nhưng bên cạnh lĩnh vực khoa học đó còn có kiến trúc sư, họa sỹ, người làm đồ họa. Đó là một kíp sáng tạo. Hiện nay chúng ta không sáng tạo nổi vì kíp thiết kế trưng bày, kiến trúc sư, họa sỹ không vươn tới kiến thức chuyên môn cao về bảo tàng, tư duy tương tự 20 năm về trước, hệ thống đồ họa làm theo lối mòn. Những bảo tàng hút khách đã vượt được qua cái đó. Bởi vậy, phải đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm bảo tàng có chất lượng cao.

Trong bối cảnh hiện tại, nên bắt đầu từ các bảo tàng nhỏ, bảo tàng chuyên ngành được đầu tư có chiều sâu, chất lượng. Về lâu dài, các nhà quy hoạch phải tính đến hệ thống bảo tàng ở các đô thị vệ tinh, không nên tập trung vào nội thành Hà Nội, vừa tránh sự đông đúc, vừa tránh được sự bất bình đẳng trong xã hội.

PGS.TS Phạm Văn Lực, Chủ tịch Hội đồng khoa học Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam: Có thể trải nghiệm động đất, tuyết rơi trong bảo tàng

Một quốc gia phải có bảo tàng, đầu tư cho bảo tàng là không bao giờ phí. Bảo tàng chính là văn hóa. Bảo tàng chưa hấp dẫn khách là do đầu tư chưa đến nơi, người làm bảo tàng không biết cách, thiếu tâm huyết, không làm nó sống động, không đổi mới theo thời gian. Để vươn tới tầm cỡ thế giới, chúng ta cần có cách nhìn mới.

Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam dự kiến sẽ được đầu tư 4.000 tỷ trên diện tích rộng khoảng 30ha ở ngoại thành Hà Nội. Hy vọng từ 5-7 năm nữa chúng ta sẽ có nơi cho trẻ em vui chơi, học hành cả ngày. Trong bảo tàng có thể mô phỏng hiện tượng sinh học, các phát minh trên thế giới, cho khách trải nghiệm… Ví dụ động đất các cấp độ sẽ như thế nào, cơ chế tuyết rơi, hoặc trải nghiệm để biết khi ta đá một quả bóng sẽ có lực là bao nhiêu, tốc độ thế nào… Bảo tàng cũng có thể tạo không gian thực, môi trường nhiệt đới trong nước ôn đới, gian về nhân chủng sẽ cho trẻ em biết chúng sinh ra từ đâu…

Bà Nguyễn Thị Bích Vân, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam: Thổi hồn vào hiện vật.

Người ta vẫn nghĩ bảo tàng phải có hiện vật quý, hiện vật cổ, nhưng theo tôi quan niệm đó chưa đúng. Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam hấp dẫn bằng câu chuyện, thổi hồn cho hiện vật. Chúng tôi nghiên cứu công phu, bổ sung, xác minh về hiện vật chứ không phải là chép lại rồi công bố cho công chúng. Ngay cả những dòng chú thích cho hiện vật, chỉ vài dòng thôi nhưng chúng tôi cũng phải dày công suy nghĩ, cân nhắc. Một điều cần nữa là đội ngũ cán bộ bảo tàng phải chuyên nghiệp. Làm bảo tàng, bao giờ cũng phải có nhiều sự lựa chọn để đưa ra quyết định, đó là nguyên tắc. Cách kể chuyện về hiện vật, hay “câu chuyện về hiện vật” mới làm nên thành công của bảo tàng. 

Bài cuối: Cần cuộc “cách mạng” cho bảo tàng

  • Bước chân vào một bảo tàng rất nhỏ ở Hà Nội nhưng người xem đã phải choáng ngợp với thông tin sống động. Khách tham quan bị cuốn hút vào những hình ảnh, câu chuyện và cách trình bày bắt mắt. Chỉ trưng bày vỏn vẹn trong không gian hơn 300m2, nhưng những người làm bảo tàng ở đây đã cho người dân thay đổi cách nhìn về bảo tàng, là minh chứng rõ nhất khẳng định tiềm năng và những giá trị mà bảo tàng mang lại.
  • Bảo tàng vừa nhắc ở trên là Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Gọi là bảo tàng nhưng thực chất nó chỉ là một phòng trưng bày nằm khuất sau các viện nghiên cứu của Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Trong diện tích hơn 300m2 có các khu trưng bày về Nguồn gốc sự sống, Lịch sử sự sống và Sự sống thời hiện tại. Lối vào phòng trưng bày được mô phỏng trái đất cách đây 3,6 tỷ năm. Cây tiến hóa sinh giới là một trong những mô hình mà các nhà khoa học phải lao tâm khổ tứ và bỏ ra chi phí lớn nhưng đã khái quát được sự tiến hóa của thế giới sinh vật... Chỉ với diện tích nhỏ, nhưng cách tận dụng tối đa không gian, sắp xếp ấn tượng khiến người xem thấy tiếc nuối bởi bảo tàng quá nhỏ. Hơn 1 năm nay, khách đến thăm bảo tàng rất đông, trong đó có nhiều học sinh đến học tập, nghiên cứu. 
  • Bảo tàng Công an Hà Nội vừa khánh thành dự án nâng cấp, đổi mới ngày 18-8. Ấn tượng đầu tiên khi bước vào bảo tàng là không gian hiện đại, sang trọng với thiết kế hiện đại, trưng bày mạch lạc, hệ thống thông tin, bài viết bằng 3 ngôn ngữ Việt, Anh, Pháp. 4 chủ đề trưng bày thường xuyên và 1 chuyên đề phản ánh những giai đoạn lịch sử quan trọng của Công an Hà Nội, đóng góp của các thế hệ cán bộ, chiến sỹ gắn với nhịp sống, sự phát triển của Thủ đô... Từ chỗ chỉ phục vụ cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng, nay trở thành địa chỉ dành cho công chúng trong và ngoài nước. Sau 1 tuần mở cửa, Bảo tàng Công an Hà Nội đã đón gần 3.000 lượt khách tham quan.
  • Nhiều năm nay, Bảo tàng Dân tộc học là địa điểm vui chơi, tham quan lý tưởng của người dân, nhất là trong các dịp lễ tết. Khu trưng bày trong nhà giúp người xem hình dung được cuộc sống, văn hóa các dân tộc Việt Nam. Bảo tàng ngoài trời ở không gian rộng khiến du khách vô cùng thích thú với những ngôi nhà đặc trưng của các dân tộc...
  • Còn một số bảo tàng khác là bảo tàng chuyên ngành, bảo tàng tư nhân nhưng lại được giới nghiên cứu bảo tàng đánh giá cao, được người dân tiếp nhận như: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng Hải quan, Bảo tàng Điện lực, hay như Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên …
  • Nhìn từ những bảo tàng hút khách cho thấy, hệ thống bảo tàng đang có cuộc chuyển mình, thay đổi theo chiều hướng hiện đại. Nhưng, để bảo tàng trở thành điểm đến lý tưởng, là nơi giáo dục truyền thống, lịch sử, là nơi trải nghiệm thú vị, học tập… lại là cả một vấn đề.
  • Việt Hà
  • Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam là nơi học tập, khám phá lý tưởng cho học sinh và khách tham quan.
  • PGS.TS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học, Giám đốc Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên: Phải thay đổi tư duy về bảo tàng.
  • Tôi mong muốn có một cuộc cách mạng về bảo tàng. Các nhà lãnh đạo phải thay đổi nhận thức, thay đổi tư duy về vị trí vai trò của bảo tàng, biến từ nhận thức thành hành động để đầu tư và quyết tâm. Làm bảo tàng tốn kém, nhưng không nên ngại ngùng vì nó tạo ra sản phẩm văn hóa, khoa học tuyệt vời cho thế hệ người Việt Nam. Các bộ chủ quản liên quan đến bảo tàng như như Bộ Tài chính, Sở Tài chính phải thấy tính đặc thù của bảo tàng, vừa là cơ quan khoa học, vừa là nghệ thuật và phải ứng xử với nó để đáp ứng được nhu cầu nghệ thuật sáng tạo. Bảo tàng hiện đại không phải chỉ là trưng bày đồ cổ, như vậy thì không ai xem. Bởi vậy, chúng ta cần một cơ chế chi tiêu riêng. Bảo tàng là một hoạt động của đa ngành, đa lĩnh vực, có khoa học, lịch sử, có nhân học… nhưng bên cạnh lĩnh vực khoa học đó còn có kiến trúc sư, họa sỹ, người làm đồ họa. Đó là một kíp sáng tạo. Hiện nay chúng ta không sáng tạo nổi vì kíp thiết kế trưng bày, kiến trúc sư, họa sỹ không vươn tới kiến thức chuyên môn cao về bảo tàng, tư duy tương tự 20 năm về trước, hệ thống đồ họa làm theo lối mòn. Những bảo tàng hút khách đã vượt được qua cái đó. Bởi vậy, phải đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm bảo tàng có chất lượng cao.
  • Trong bối cảnh hiện tại, nên bắt đầu từ các bảo tàng nhỏ, bảo tàng chuyên ngành được đầu tư có chiều sâu, chất lượng. Về lâu dài, các nhà quy hoạch phải tính đến hệ thống bảo tàng ở các đô thị vệ tinh, không nên tập trung vào nội thành Hà Nội, vừa tránh sự đông đúc, vừa tránh được sự bất bình đẳng trong xã hội.
  • PGS.TS Phạm Văn Lực, Chủ tịch Hội đồng khoa học Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam: Có thể trải nghiệm động đất, tuyết rơi trong bảo tàng
  • Một quốc gia phải có bảo tàng, đầu tư cho bảo tàng là không bao giờ phí. Bảo tàng chính là văn hóa. Bảo tàng chưa hấp dẫn khách là do đầu tư chưa đến nơi, người làm bảo tàng không biết cách, thiếu tâm huyết, không làm nó sống động, không đổi mới theo thời gian. Để vươn tới tầm cỡ thế giới, chúng ta cần có cách nhìn mới.
  • Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam dự kiến sẽ được đầu tư 4.000 tỷ trên diện tích rộng khoảng 30ha ở ngoại thành Hà Nội. Hy vọng từ 5-7 năm nữa chúng ta sẽ có nơi cho trẻ em vui chơi, học hành cả ngày. Trong bảo tàng có thể mô phỏng hiện tượng sinh học, các phát minh trên thế giới, cho khách trải nghiệm… Ví dụ động đất các cấp độ sẽ như thế nào, cơ chế tuyết rơi, hoặc trải nghiệm để biết khi ta đá một quả bóng sẽ có lực là bao nhiêu, tốc độ thế nào… Bảo tàng cũng có thể tạo không gian thực, môi trường nhiệt đới trong nước ôn đới, gian về nhân chủng sẽ cho trẻ em biết chúng sinh ra từ đâu…
  • Bà Nguyễn Thị Bích Vân, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam: Thổi hồn vào hiện vật.
Người ta vẫn nghĩ bảo tàng phải có hiện vật quý, hiện vật cổ, nhưng theo tôi quan niệm đó chưa đúng. Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam hấp dẫn bằng câu chuyện, thổi hồn cho hiện vật. Chúng tôi nghiên cứu công phu, bổ sung, xác minh về hiện vật chứ không phải là chép lại rồi công bố cho công chúng. Ngay cả những dòng chú thích cho hiện vật, chỉ vài dòng thôi nhưng chúng tôi cũng phải dày công suy nghĩ, cân nhắc. Một điều cần nữa là đội ngũ cán bộ bảo tàng phải chuyên nghiệp. Làm bảo tàng, bao giờ cũng phải có nhiều sự lựa chọn để đưa ra quyết định, đó là nguyên tắc. Cách kể chuyện về hiện vật, hay “câu chuyện về hiện vật” mới làm nên thành công của bảo tàng. 
Việt Hà
.
.
.