Đại biểu Quốc hội chuyên trách cho ý kiến dự án Luật Công đoàn:

Công đoàn có trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo đình công?

Thứ Ba, 10/01/2012, 10:45
Quy định này được đưa vào dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), mặc dù các nhà làm luật thừa nhận, thực tế từ trước đến nay chưa có một cuộc đình công nào do công đoàn tổ chức và lãnh đạo. Cùng nhiều nội dung còn ý kiến khác nhau, các đại biểu Quốc hội chuyên trách đã thảo luận trong phiên họp do UBTV Quốc hội tổ chức, ngày 9/1.

Chưa có trong tiền lệ, vậy quy định công đoàn có trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo đình công có khả thi?

Ủy ban Pháp luật cho rằng, hầu hết các cuộc đình công trong nhiều năm qua mang tính tự phát (công nhân đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm). Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho hay: để công đoàn thực hiện tốt trách nhiệm "tổ chức và lãnh đạo đình công", cần nghiên cứu giải quyết đồng  bộ mối quan hệ giữa người sử dụng lao động, người lao động và công đoàn. Đây chính là điều kiện để đảm bảo cho công đoàn thực hiện được chức năng chính là đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Trách nhiệm của công đoàn khi có mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động trước hết là hòa giải, thương lượng, thuyết phục để hai bên thỏa thuận, tránh xảy ra các cuộc đình công gây thiệt hại đôi bên.

Theo đó, khi mâu thuẫn về lợi ích không thỏa thuận được thì công đoàn có trách nhiệm  tổ chức và lãnh đạo người lao động thực hiện quyền đình công theo đúng quy định, đồng thời tiếp tục đại diện cho người lao động bàn bạc với người sử dụng lao động để đi đến thống nhất giải quyết vụ đình công. "Chính vì vậy, thường trực Ủy ban Pháp luật nhận thấy, vẫn cần quy định rõ trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo đình công của công đoàn trong luật" - Chủ nhiệm Phan Trung Lý tỏ rõ chính kiến.

Cũng tại Hội nghị chuyên trách, chiều 9/1, các đại biểu cho ý kiến Luật Giáo dục đại học. Không khí thảo luận nóng lên khi nhiều đại biểu chuyên trách ở địa phương đưa ra dẫn chứng cho thấy, số trường đại học tăng lên rất nhanh nhưng ít thấy trường hợp vi phạm bị giải thể, sáp nhập. Mô hình đào tạo đại học đa dạng (chính quy, tại chức, liên thông, đào tạo từ xa…), thể hiện rõ xu hướng "đại học hóa”

Phan Đăng
.
.
.