Nga lên kế hoạch cho 'ngựa thồ' tương lai

Thứ Sáu, 20/03/2015, 16:41
Hãng thông tấn Russia Today dẫn nguồn tin Uỷ ban Công nghiệp Quốc Phòng Nga cho biết, nước này đang có kế hoạch phát triển một "siêu vận tải cơ" có trọng tải lên tới 200 tấn.

Thông số đầy ấn tượng

Dự án phát triển máy bay vận tải mới có tên là PAK TA, có khả năng bay siêu âm với vận tốc cực đại lên tới 2.000 km/h. Chú chim khổng lồ này có thể vác theo một trong lượng lên tới 200 tấn, cũng như bay liên tục 7.000 km mà không cần tiếp nhiên liệu.

Với các tính năng đó, một đơn vị vận tải PAK TA sẽ giúp Bộ chỉ huy Trung tâm quân độ Nga (Russia’s Central Command) triển khai 400 xe tăng thế hệ mới Armata tới bất kỳ nơi nào trên thế giới. Expert Online dẫn nguồn tin quốc phòng cho biết, Nga đã lên kế hoạch sở hữu 80 máy bay loại này vào năm 2024.

Và những khó khăn về công nghệ

Những kỹ sư Nga đã tận dụng tối đa kinh nghiệm phát triển các loại máy bay quân sự trước đây để thai nghén dự án PAK TA này. Thân máy bay có hình dáng khí động học tạo lực nâng khi bay qua đó giảm tải áp lực lên cánh. Với việc Chính phủ Nga thông qua gói kính phí lên tới 130 tỉ USD để hiện đại quá lực lượng không quân (chủ yếu gồm nhiều máy bay từ thời Liên Xô cũ) trong giai đoạn từ đây đến năm 2020, dự án PAK TA có vẻ đầy triển vọng?

Thực ra không hoàn toàn như vậy. Rất nhiều chuyên gia đã có ý ký cho rằng một máy bay với trọng tải cực lớn (200 tấn) khó lòng đạt vận tốc vượt âm. Ngoài ra cánh đuôi hình chữ V (loại cánh đuôi thường thấy ở máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5) tạo dòng khí xoáy bất ổn xung quanh cũng khiến nó khó điều khiển hơn.

Một máy bay có kích thước lớn và trọng tải như thế đòi hỏi đường băng cần đường gia cố rất nhiều và con chim sắt này cũng cần một khối lượng nhiên liêu khổng lồ ở các sân bay mà nó cất và hạ cánh.

Một chiếc PAK TA có thể "cõng" 4 chiếc xe tăng  50 tấn

Đồng thời, PAK TA với sải cánh lớn dễ dàng trở thành mục tiêu của phòng không và không quân đối phương. Vậy ai sẽ phó thác 200 tấn hàng quân sự cho một máy bay vận tải kỳ dị như thế ?

Cũng cần nhắc thêm rằng các chương trình vũ khí thế hệ mới của Nga đang có rất nhiều vấn đề. Tên lửa chiến lược phóng từ tàu ngầm Bulava đã không ít lần thất bại và chưa có thời gian cụ thể để đưa vào phục vụ cho Hải quân Nga.

Niềm tự hào của ngành công nghiệp hàng không Nga trong thế kỷ 21, chương trình máy bay chiến đấu thế hệ 5 PAK FA T50 cũng đang có các rắc rối về thiết kế. Ấn Độ đối tác chiến lược trong trong chương trình này đã lên tiếng về các khiếm khuyết trong khả năng tàng hình và động cơ của máy bay.

Với tất cả các nguyên nhân trên dự án PAK TA vẫn còn rất nhiều trở ngại.

Bình Nguyễn (theo RT)
.
.
.