5 lý do khiến khí cầu vẫn hữu dụng trong tương lai

Thứ Hai, 02/11/2015, 14:01
Trang tin Sputniknews đưa ra 5 lý do khí cầu vẫn hữu dụng cho hiện tại và tương lai.

Mới đây một khí cầu không người lái của Mỹ đã mất tích, phải 5h sau hai chiến đấu cơ F16 được phái đi mới phát hiện ra nó. Tai nạn đó có thể khiến nhiều người cho rằng các khí cầu là phương tiện không đáng tin cậy nhưng có những lý do cho thấy đây vẫn là một lựa chọn đáng giá.

Một khí cầu của Nga.

Khí cầu Mỹ mất tích là sản phẩm của Tập đoàn công nghiệp quốc phòng trứ danh Raytheon, chương trình khí cầu do thám này đã ngốn của Lầu Năm Góc tới 1,4 tỷ USD. Quân đội Mỹ đã phát hiện ra khí cầu mất tích của họ tại Pennsylvania nơi nó đã gây ra sự cố mất điện khiến 21.000 người bị ảnh hưởng.

Tại Nga, những khí cầu vẫn được nghiên cứu và phát triển cho cả hai mục đích dân sự và quân sự. Trang tin Sputniknews đưa ra 5 lý do khí cầu vẫn hữu dụng cho hiện tại và tương lai.

Khí cầu trinh sát không người lái của Mỹ.

1_Khả năng phát triển lớn.

Trong khi máy bay có nắm ưu thế về tốc độ, còn trực thăng lại sở hữu khả năng cất và hạ cánh gần như bất cứ nơi nào, thì khí cầu có điểm cộng về giá cả vận hành đặc biệt là chi phí nhiên liệu.

Khí cầu của công ty AeroSkan

Mặc dù hầu hết các loại khí cầu có động cơ đều tốc độ dưới 160km/h, tuy vậy chúng sẽ sử dụng để vận chuyển những khối lượng hàng lớn tới nhưng nơi khó tiếp cận. Không đòi hỏi quá nhiều về nơi neo đậu, tuy không thể hạ cánh khi trời có bão nhưng nếu được sử dụng trên quy mô lớn, những khí cầu máy có thể là một phương tiện vận chuyển giá rẻ thay thế xe hơi.

2_Rất hữu dụng tại Bắc cực

Khí cầu máy đã xuất hiện trên bầu trời Bắc cực vào năm 1926, khi chiếc Norge của Italia đưa những người đầu tiên đến thám hiểm Bắc bằng đường không. Trong khi những khí cầu đầu tiên thường gặp tai nạn và khó hoạt động khi thời tiết xấu tại Bắc cực thì chiếc khí cầu khổng lồ Graf Zeppelin đã chứng minh điều ngược lại. Với ưu thế đó, nó sẽ là một phương tiện hữu dụng cho tất cả các quốc gia gần vùng cực, cũng như những ai muốn khai phá vùng đất còn rất nhiều tài nguyên này.

Khí cầu Đức Count Zeppelin.

Khí cầu có thời gian bay lâu hơn và ổn định hơn rất nhiều so với máy bay không người lái (drone) vì thế nó có tiềm năng lớn để trở thành các phương tiện trinh sát và giám sát từ trên không.

Khí cầu Rossiya hình đĩa của Nga trong xưởng chế tạo.

3_Tải trọng lớn

Nga từng nghiên cứu chế tạo một khí cầu có khả năng nâng hạ những khối lượng hàng lớn từ những năm 1990. Một khí cầu hình đĩa bay (thermoplan) sử dụng không khí nóng thải ra từ động cơ của nó giúp vận chuyển khối lượng hàng hoá lớn với chi phí rẻ, đồng thời giúp khí cầu không "mất kiểm soát" và bay lên khi đã dỡ hàng.

Dự án bị dừng vào năm 2012 sau khi gặp phải vài trục trặc và chính phủ Nga dừng tài trợ.

Mô hình khí cầu năng lượng hạt nhân.

4_Năng lượng hạt nhân

Một khí cầu sử dụng năng lượng hạt nhân sẽ có khả năng thực hiện các chuyến bay không giới hạn về khoảng cách và sử dụng nhiên liệu rất ít. Đó là ý tưởng của các kỹ sư Liên Xô trong những năm 1960 và 1970. Một phương tiện như thế sẽ cạnh tranh với máy bay và trực thăng, đồng thời có thể phát huy tác dụng với phần lãnh thổ phía bắc và phía đông nước Nga ít dân cư nhưng giàu tài nguyên.

Một khí cầu đang được thử nghiệm

5_Mục đích quân sự

Mỹ, Nga và Trung Quốc đều đã phát triển các khí cầu kích thước lớn cho mục đích quân sự. Và thực tế Mỹ đã triển khai nhiều khí cầu quân sự tại Afghanistan cho mục đích trinh sát. Nhà sản xuất khí cầu Augur-RosAeroSystems cho biết họ sẽ xuất xưởng loại khí cầu lớn nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây mang tên Atlant.

Quân đội Nga cũng đang quan tâm tới một loại khí cầu có thể chở khoảng 16 tấn hàng hoá.

Bình Nguyễn
.
.
.