Theo dự báo của các cơ quan chuyên môn, mặn xâm nhập vào nhiều địa phương tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), ngay những ngày Tết Tân Sửu. Vì vậy, nhiều nơi đã lên phương án chủ động phòng, chống để không ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt.
“Đây là quyết sách trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) một lần nữa mặc dù trước đó đã cung ứng một lượng vốn rất lớn cho khu vực này nhưng tình hình vẫn rất nghiêm trọng”.
Theo chuyên gia dự báo thời tiết, Tết Nguyên đán Canh Sửu ít có khả năng xảy ra giông lốc và mưa đá như dịp Tết Canh Tý.
Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 504/QĐ-TTg ngày 10-4-2020 hỗ trợ kinh phí phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn cho 8 tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long với tổng kinh phí là 530 tỷ đồng.
Tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở Tây Nam Bộ năm 2020 đã vượt ngưỡng lịch sử 100 năm qua. Các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, cần dự báo, tính toán tính cực đoan của thời tiết, trên cơ sở đó xây dựng chiến lược lâu dài ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) nói chung và hạn, mặn nói riêng.
Trước diễn biến phức tạp của tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn năm 2020, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng vừa công bố tình huống khẩn cấp do hạn hán, xâm nhập mặn trên địa bàn.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản 140/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn.
Ngày 16/3, UBND xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) cho biết, tuyến đường giao thông Co Xáng - Cơi 5 - Đá Bạc bị sụt lún nghiêm trọng.
Hơn một tháng nay, người dân nhiều nơi của tỉnh Long An rất lo lắng vì hạn hán, thêm vào đó là tình trạng xâm ngập mặn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt hằng ngày. Tình trạng hạn, mặn gây thiếu nước trầm trọng khiến hàng chục ngàn hécta lúa và thanh long đang chuẩn bị cho trái có nguy cơ mất trắng. Không chỉ thế tình trạng thiếu nước khiến nhiều kênh rạch cạn kiệt, đất đai nứt nẻ khiến sinh hoạt của người dân bị xáo trộn, một số nơi lâm vào cảnh “khát” nước ngọt trầm trọng.
Chiều 8/3, tại tỉnh Bến Tre, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với 5 tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về hạn hán, xâm nhập mặn, dự báo sẽ diễn ra gay gắt hơn trong thời gian tới.
Tình hình hạn, mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) xuất hiện sớm hơn so với đợt hạn, mặn lịch sử năm 2015-2016, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân.
Cù lao Hòa Minh nằm giữa sông Cổ Chiên thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh với hai mùa nước mặn, ngọt. Những năm qua, người dân tận dụng khai thác lợi thế nước mặn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nên đời sống kinh tế từng bước vươn lên khá, giàu.
Những năm gần đây, vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã có nhiều giải pháp ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn. Các chuyên gia, nhà khoa học tích cực nghiên cứu cho ra đời các giống cây trồng chống chịu với hạn, mặn; nhiều công trình thủy lợi ngăn mặn được đầu tư mới để ngăn nước mặn lấn sâu vào nội đồng… Tuy nhiên, bên cạnh đó xuất hiện những mâu thuẫn giữa mặn – ngọt...
Tỉnh Cà Mau đề xuất xử lý tình huống trước mắt là mở cống đưa một lượng nước mặn phù hợp vào vùng ngọt hóa để tạo phản áp lên bờ kênh, hạn chế sụt lún, sạt lở.
Huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng), đã chủ động hướng dẫn, hỗ trợ bà con nông dân sử dụng nguồn nước ngọt tiết kiệm, hiệu quả.
Ông Trần Văn Chuyện, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, trước diễn biễn phức tạp của hạn hán, xâm nhập mặn, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm cung cấp nước sạch cho bà con; kiên quyết không để người dân thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô.
Nhiều nơi tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nước mặn đã xâm nhập sớm và sâu vào nội đồng so với hạn mặn lịch sử mùa khô năm 2015-2016. Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ tháng 6 đến tháng 10-2019 lượng mưa vùng thượng nguồn sông Mê Kông ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 35-40%. Vùng trung và hạ lưu ở mức xấp xỉ TBNN, cao hơn năm 2015 khoảng 10-15%.