Có thể nói, sự “hội tụ” của công nghệ và tội phạm cùng chủ nghĩa khủng bố là khía cạnh tiêu cực của mối quan hệ tương hỗ chặt chẽ giữa thực và ảo. Các quốc gia đang phải vật lộn để vừa thích ứng với sự hội tụ này, vừa tìm cách cân bằng giữa các đòi hỏi về an ninh quốc gia và các quyền tự do trong không gian mạng.
“Bạn đã truy cập Internet quá thời hiệu...”, tiếng chuông cảnh báo xóa bầu không khí tĩnh lặng trong căn phòng làm việc chật chội của Đội 6, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP Hà Nội.
Ngày 21/1, tại Hà Nội, Học viện An ninh Nhân dân (ANND) tổ chức lớp bồi dưỡng chuyên đề “Phòng ngừa tội phạm sử dụng tiền ảo”.
Sắp Tết, tình trạng lừa đảo, phạm tội có chiều hướng gia tăng theo “tháng củ mật”. Đáng chú ý, thay vì những hành vi lừa đảo, trộm cắp truyền thống, tội phạm hiện nay không chỉ nhắm đến túi tiền thực tế, mà đang có xu hướng “nhòm” vào cái ví công nghệ hiện đại là những chiếc thẻ và tài khoản ngân hàng.
Là những thanh niên trẻ, thông thạo công nghệ thông tin, nhóm đối tượng đã dùng mạng xã hội facebook để tổ chức lừa đảo chiếm đoạt hàng tỷ đồng của hàng ngàn bị hại trên cả nước. Ổ nhóm này vừa bị Công an TP Hà Nội bóc gỡ…
Ngày 28/12, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội nghị quốc tế “Nâng cao hiệu quả hợp tác, phối hợp trong đảm bảo an ninh mạng và phòng, chống tội phạm mạng của các nước ASEAN +3 (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc).
Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về phần mềm gián điệp được các đối tượng ngụy tạo, giả danh ứng dụng điện thoại mang tên “Bộ Công an” nhằm lừa đảo, trộm cắp tài sản, chiếm đoạt tài sản đặc biệt nguy hiểm. Đây chỉ là một trong những thủ đoạn lừa đảo của tội phạm xảy ra trên không gian mạng trong thời gian vừa qua.
Bộ Công an Việt Nam đang triển khai nhiều hoạt động hợp tác quốc tế về đảm bảo an ninh mạng, phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trong ASEAN. Đặc biệt, cuối tháng 9 vừa qua, Bộ Công an Việt Nam đã phối hợp với Singapore – nước chủ trì lĩnh vực tội phạm mạng và sử dụng công nghệ cao trong ASEAN, tổ chức hội nghị song phương để thảo luận, đề ra kế hoạch hành động nhằm tăng cường sức đề kháng của không gian mạng trong khu vực.
Đại dịch COVID-19 đang gây ra một cuộc khủng hoảng khác trong không gian mạng: lừa đảo, phần mềm độc hại và rửa tiền.
Khi hơn 600 cảnh sát ập vào hầm ngầm trung tâm dữ liệu “CyberBunker” ở Traben-Trarbach, miền Tây nước Đức, đã thu giữ khoảng 200 máy chủ và bắt giữ nhiều người là tội phạm mạng.
Thời gian vừa qua, việc người già lứa tuổi U60, U70 được tiếp cận với các loại điện thoại thông minh, máy tính bảng... ngày một trở nên phổ biến. Tuy nhiên, việc thiếu những hướng dẫn cũng như khuyến cáo về cách sử dụng cũng như tinh thần cảnh giác trước tội phạm mạng đã khiến nhiều cụ ông, cụ bà phải trả giá đắt.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị 21/CT-TTg về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Chỉ thị nêu rõ, thời gian qua, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại nhiều địa phương, gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống nhân dân.
Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (INTERPOL) đã đưa ra cảnh báo với các tổ chức y tế tuyến đầu chống đại dịch COVID-19 là các mục tiêu bị tội phạm mạng tấn công tống tiền.
Tội phạm mạng đang tấn công các mạng máy tính và các thiết bị điện tử khác của các cá nhân, doanh nghiệp và thậm chí của các tổ chức quốc tế trong giai đoạn mà hệ thống phòng thủ mạng có thể bị hạ thấp do sự chuyển hướng tập trung sang xử lý khủng hoảng về sức khỏe.
Quý 1 năm 2020, hàng loạt ngân hàng đã phải lên tiếng cảnh báo với khách hàng về tình trạng bùng nổ tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài khoản ngân hàng trực tuyến. Với thủ đoạn tinh vi, nắm bắt theo các xu hướng mới, thời sự (đu trend) các đối tượng dễ dàng chiếm được các thông tin của chủ tài khoản, từ đó thực hiện lệnh chuyển khoản/mua bán hàng hóa khiến khổ chủ thiệt hại nặng nề.
Tội phạm mạng là mối đe dọa lớn nhất đối với mọi công ty trên thế giới và là một trong những vấn đề lớn với nhân loại. Báo cáo của Cybersecurance Ventures dự đoán tội phạm mạng sẽ tiêu tốn của thế giới 6.000 tỷ đô la mỗi năm vào năm 2021, tăng từ 3.000 tỷ đô la năm 2015.