Ngày 27/12, châu Âu chính thức khởi động chương trình tiêm chủng xuyên biên giới với quy mô chưa từng có, trong những nỗ lực nhằm chấm dứt đại dịch COVID-19, vốn đang làm tê liệt các nền kinh tế và cướp đi sinh mạng của hơn1,7 triệu người trên thế giới.
Bắt đầu từ ngày 14-12, người dân Mỹ sẽ được tiêm vaccine ngừa COVID-19, do Công ty Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) phối hợp phát triển, qua một hệ thống tiếp liệu khổng lồ là “Chiến dịch thần tốc” (Operation Warp Speed) được quân đội hỗ trợ.
Một y tá của đơn vị chăm sóc đặc biệt ở thành phố New York ngày 14/12 đã trở thành người đầu tiên ở Mỹ được tiêm vaccine COVID-19, trong bối cảnh số người chết vì COVID-19 tại Mỹ vượt qua con số đáng kinh ngạc - 300.000 ca.
Bộ Y tế Nga thông báo bộ vaccine Sputnik-V ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gồm hai liều do nước này sản xuất có giá không quá 1.942 ruble (tương đương 26,2 USD). Được biết nước này đang chuẩn bị tiêm chủng hàng loạt cho người dân với nỗ lực nhằm chặn đứng đà lây lan của đại dịch COVID-19 hiện nay.
Một cụ bà 90 tuổi tại Anh đã trở thành bệnh nhân COVID-19 đầu tiên trên thế giới được tiêm vaccine Pfizer sau khi loại vaccine này được phê duyệt tại Anh, trong khuôn khổ chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay của NHS, The Guardian ngày 8/12 đưa tin.
Vương quốc Anh hôm nay (8/12) trở thành nước phương Tây đầu tiên và là quốc gia thứ hai trên thế giới sau Nga bắt đầu quá trình tiêm chủng diện rộng vaccine ngừa COVID-19, trong động thái được đánh giá là sẽ mở ra một giai đoạn mới trong “cuộc đua” đẩy lùi đại dịch toàn cầu.
Giới chức thủ đô Moscow (Nga) hôm 5/12 đã bắt đầu tiến hành tiêm vaccine COVID-19 Sputnik V cho những người thuộc diện có nguy cơ cao nhiễm COVID-19 tại các cơ sở y tế trên toàn thành phố.
Chiều 15/10, Bộ Y tế thông tin về trường hợp 1 trẻ tử vong và 3 trẻ phản ứng sau tiêm chủng vaccine ComBE Five ở Sơn La
Sau khi tiêm vắc xin cháu L. có biểu hiện sốt trên 38 độ C, gia đình liền liên hệ qua điện thoại với VNVC TP Huế và được hướng dẫn lấy khăn ấm lau người cho bé nhưng dấu hiệu sốt vẫn không dừng lại. Đến tối ngày 30/9, cháu L. sốt gần 40 độ nên gia đình đưa vào viện cấp cứu.
Ngày 15/9, bé N.T.B.T., SN 2019, quê An Giang, tạm trú huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đã tử vong sau khi tiêm chủng vắc xin viêm não Nhật Bản mũi thứ 2...
Theo Phó Chủ tịch huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum, có trường hợp chưa tiêm vaccine Td phòng ngừa bệnh bạch hầu, y tế địa phương phải kiên trì chờ, "phục" tại nhà từ trưa đến 6h tối họ đi làm rẫy về để vận động tiêm phòng, tránh bỏ lọt đối tượng.
Ngày 9/9, ông Hoàng Văn Phong, Trưởng phòng Y tế TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết, Công an xã Cư Êbur và ngành y tế thành phố đang tiến hành xử lý 2 đối tượng tự ý tổ chức tiêm vắc xin bạch hầu để thu tiền nhiều người.
Sáng ngày 2/8, thông tin từ Sở Y tế tỉnh Bình Phước cho biết, vừa xác định trường hợp thứ 2 nhiễm bệnh bạch hầu trên địa bàn tỉnh.
Đây là chiến dịch tiêm vaccine phòng chống bệnh bạch hầu, trước hết thực hiện ở 4 tỉnh Tây Nguyên bao gồm Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum và Đắk Nông với đối tượng là tất cả những người từ 2 tháng tuổi trở lên. Theo Bộ Y tế, đến nay khu vực Tây Nguyên đã ghi nhận 68 ca dương tính với bạch hầu, 3 người tử vong.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh, tính đến hết tháng 6/2020, tỷ lệ tiêm chủng bạch hầu cho trẻ sinh năm 2019 bị chậm khoảng 15% so với tiến độ cần đạt.
Bệnh bạch hầu lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Tiêm phòng đủ mũi, đúng lịch là biện pháp ngăn ngừa bệnh tốt nhất