Bất chấp những tin tức xuất hiện gần đây về việc Triều Tiên che giấu các cơ sở tên lửa đạn đạo, hoặc việc lãnh đạo Kim Jong-un giám sát vụ thử “vũ khí công nghệ cao”, Washington vẫn chọn tin tưởng cam kết phi hạt nhân hóa của Bình Nhưỡng.
Các thành viên châu Âu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã kêu gọi Mỹ không rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) đã ký với Nga để tránh đẩy thế giới vào vòng nguy hiểm.
Quân đội Mỹ đã buộc phải kích nổ một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) chuyên dùng mang đầu đạn hạt nhân Minuteman III khi đang bay vì quả tên lửa gặp sự cố kĩ thuật bất thường.
Tổng thống Nga Vladimir Putin yêu cầu các doanh nghiệp quốc phòng cần nhanh chóng cải thiện các hệ thống vũ khí phòng vệ, đặc biệt là sớm đưa hệ thống tên lửa phòng không S-500 vào sản xuất hàng loạt.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã có một cuộc gặp lịch sử hôm 27-4, với những cái bắt tay, cái ôm thân thiện và cùng ký “Tuyên bố Bàn Môn Ðiếm về hòa bình, thịnh vượng và thống nhất của bán đảo Triều Tiên“.
Vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của CHDCND Triều Tiên hồi tuần qua đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã phải triệu tập cuộc họp khẩn để tìm biện pháp đối phó. Tuy nhiên, sự mâu thuẫn và bất đồng về cách tiếp cận vấn đề đã khiến cuộc họp này không thể đưa ra được thêm bất kỳ giải pháp mới nào.
Nga khẳng định CHDCND Triều Tiên chưa đủ sức chế tạo vũ khí hạt nhân nguy hiểm, bởi vậy, các nước không nên thổi phồng một mối đe dọa không có thật.
Quân đội Hàn Quốc cho hay CHDCND Triều Tiên sáng nay (4-7) đã bắn thử một tên lửa đạn đạo về phía biển Nhật Bản.
CHDCND Triều Tiên sáng sớm nay (8-6) đã phóng một loạt tên lửa nghi là tên lửa đất đối hạm ra vùng biển phía Đông của nước này.
Reuters sáng 30-5 dẫn nguồn tin hãng Thông tấn Trung ương CHDCND Triều Tiên (KCNA) xác nhận Bình Nhưỡng đã tiến hành thử tên lửa đạn đạo mới nhất của nước này hôm 29-5.
Triều Tiên vẫn duy trì và phát triển các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo trong suốt năm 2020 bất chấp lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc (LHQ), theo một báo cáo mật của LHQ.
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) mới đây trình làng hệ thống khai hỏa tên lửa đạn đạo tự chế tạo, trong bối cảnh căng thẳng giữa nước này và Mỹ chưa hạ nhiệt.
Chính phủ Anh từng lên một kế hoạch tuyệt mật mà mãi gần đây mới được giải mật một phần bởi Lưu trữ quốc gia Anh, đó là nước này từng có ý định sẽ chôn lớp vỏ nhiễm phóng xạ của 22 tàu ngầm hạt nhân xuống vùng biển ở ngoài khơi phía Tây Bắc Scotland. Thực hư của ý đồ này là như thế nào?
Một báo cáo mật của Liên hợp quốc (LHQ) do Reuters tiết lộ ngày 4/8 cho biết, CHDCND Triều Tiên đang thúc đẩy chương trình vũ khí hạt nhân của họ và một số quốc gia tin rằng, Bình Nhưỡng có thể đã phát triển các thiết bị hạt nhân thu nhỏ để tích hợp với đầu đạn của tên lửa đạn đạo. Báo cáo trên đã được đệ trình lên Ủy ban Trừng phạt Triều Tiên của Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ gồm 15 thành viên.
Vệ binh Cách mạng hồi giáo Iran (IRGC) thông báo đã khai hoả tên lửa đạn đạo từ thiết bị phóng đặt dưới lòng đất trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ leo thang.
Hiện tại chỉ có một hiệp ước có hiệu lực trong việc giới hạn các kho vũ khí hạt nhân: Hiệp ước START mới đối với các kho vũ khí chiến lược của Mỹ và Nga. Theo các thanh sát viên, hiệp ước này đang hoạt động hiệu quả. Còn theo Nga, hiệp ước này là "tiêu chuẩn vàng" trong việc kiểm soát vũ khí.