Thông qua Quỹ phát triển tái hòa nhập cộng đồng tỉnh Đồng Tháp, hàng trăm người hoàn lương được xét duyệt vay vốn phát triển kinh tế, ổn định sản xuất.
Với khoảng 1.700 người chấp hành án treo, gần 80 trường hợp cải tạo không giam giữ và hàng nghìn người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương - Công an Bắc Giang đã phối hợp với các ngành, đoàn thể giáo dục, giúp đỡ kịp thời, không để họ tái phạm và từng bước tái hòa nhập cộng đồng.
Với khoảng 6 nghìn người chấp hành xong án phạt tù, TP Hải Phòng đã xây dựng được hàng chục mô hình tái hòa nhập cộng đồng giúp cho khoảng 4.000 người có quá khứ lầm lỡ có việc làm ổn định, hạn chế tái phạm tội…
Ông Kenneth Gustafsson, Giám đốc nhà tù Kumla của Thụy Điển phân tích: "Ở Thụy Điển, chúng tôi tin tưởng rất nhiều vào khái niệm cải tạo. Dĩ nhiên, có những người không thể thay đổi. Thế nhưng theo kinh nghiệm của tôi, phần lớn tù nhân đều muốn làm lại cuộc đời và chúng ta phải làm tất cả để tạo điều kiện cho họ".
Một số ý kiến lo ngại, việc tổ chức khu sản xuất, điểm lao động ngoài trại giam sẽ phát sinh phức tạp, không bảo đảm tính nghiêm minh của bản án, gây tâm lý lo lắng cho nhân dân ở khu vực phạm nhân lao động... Nhưng sự thực, quy định về tổ chức cho phạm nhân lao động lại rất cần thiết và có tác động tốt đối với người lầm lỗi và xã hội.
Suốt 18 năm qua, cô giáo Nguyễn Thị Huỳnh Nga, 61 tuổi, ở phường 8, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long luôn gắn bó và dành hết tâm huyết để dạy dỗ miễn phí cho trẻ em mắc bệnh thiểu năng, trí não chậm phát triển, Down, HIV…
Từ ngày 20-6, Ukraine đã phê chuẩn một kế hoạch để lấy lại bán đảo Crimea từ tay Nga.
Hơn 40 năm kể từ khi hình thành, nhiều thế hệ cán bộ - chiến sĩ (CBCS) Trại giam Xuân Phước (Tổng cục Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp, Bộ Công an đã nỗ lực vượt qua rất nhiều khó khăn thử thách, gieo mầm thiện bằng tình người, để hàng chục ngàn đối tượng lầm lỗi thật sự hoàn lương hướng thiện khi tái hòa nhập đời thường.
Chiều 17-11, Công an tỉnh Bình Dương, cho biết: Hiện, toàn tỉnh có 68 Câu lạc bộ (CLB) “Thắp sáng niềm tin” ở các huyện, thị, thành phố với 675 thành viên là người chấp hành xong án phạt tù, người chấp hành xong quyết định cai nghiện và cải tạo tại cơ sở giáo dục về cư trú tại địa phương.
“3 + 1” là mô hình giúp phụ nữ tù tha khi về địa phương tái hòa nhập cộng đồng do Hội Phụ nữ Công an tỉnh Hà Nam triển khai. Hàng loạt việc làm giúp dân của nữ CBCS Công an tỉnh Hà Nam thời gian qua đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng nhân dân.
Nhờ sự nỗ lực vào cuộc của lực lượng Công an tỉnh Lai Châu, đặc biệt là công tác tái hòa nhập cộng đồng được nêu cao, nhiều người chấp hành xong án phạt tù đã nỗ lực vươn lên hòa nhập, làm lại cuộc đời.
Tỉnh Thừa Thiên - Huế đang thực hiện đa dạng hóa các biện pháp và mô hình điều trị nghiện tại gia đình và cộng đồng để nâng cao hiệu quả cai nghiện nhằm đạt mục tiêu đến năm 2020 tổ chức cai nghiện cho 100% người nghiện ma túy, trong đó ít nhất 70% được cai nghiện tại gia đình, tại cộng đồng.
Ngày 9-10, tại Trường THPT Hậu Nghĩa (huyện Đức Hòa, Long An), Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phối hợp với Công an tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Long An tổ chức chương trình truyền thông phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội với chủ đề “Chắp cánh tương lai”.
Từ sinh viên một trường đại học danh tiếng ở Hà Nội, thế rồi cuộc đời Trần Xuân Thắng (SN 1978, ở thị trấn Bo, huyện Kim Bôi, Hòa Bình) bỗng chốc rẽ sang hướng đi mới. Oái oăm thay, đó là phía sau cánh cổng Trại tạm giam - Công an Hà Nội.
Thế nhưng, người thanh niên đó đã không bị đánh gục bởi sai lầm trai trẻ mà quyết tâm đứng dậy làm lại cuộc đời, trở thành gương sáng về phát triển kinh tế ở địa phương.
Đây là một nội dung đáng chú ý tại Thông tư liên tịch số 148/2014/TTLT-BTC-BLĐTBXH của Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng đối với hoạt động cai nghiện.