Theo báo cáo mới nhất vừa được Bộ GTVT gửi tới Quốc hội, số vụ tai nạn giao thông (TNGT) trong cả năm 2019 và 4 tháng đầu năm 2020 đều giảm cả 3 tiêu chí. Tuy nhiên, Bộ GTVT cũng thừa nhận, trong vấn đề kinh doanh vận tải đường bộ, vấn đề sát hạch lái xe vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố dễ gây mất an toàn giao thông (ATGT).
Lùi thời hạn sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để sát hạch lái xe đến ngày 1/6/2022 thay vì ngày 1/5/2021 như quy định cũ.
Theo báo cáo công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, năm 2020 đã có tổng cộng 596.783 giấy phép lái xe (GPLX) ô tô và 936.128 GPLX mô tô được cấp trên cả nước…
Sau chuyển giao Bộ Công an sẽ quản lý chặt chẽ từ đào tạo, sát hạch, quá trình tham gia giao thông của người lái xe theo hệ thống cơ sở dữ liệu kết nối liên thông trong các lĩnh vực qua căn cước công dân, cơ sở dữ liệu dùng chung về quản lý vi phạm pháp luật hành chính, hình sự... đảm bảo thường xuyên, liên tục, hiệu quả.
Từ ngày 1-5-2020, các cơ sở đào tạo lái ôtô trên toàn quốc sẽ phải ứng dụng công nghệ nhận dạng để theo dõi thời gian học môn Pháp luật giao thông đường bộ của học viên trên lớp.
Theo kết luận kiểm tra của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, việc đào tạo, sát hạch lái xe tại Kiên Giang còn nhiều tồn tại. Đối với xe tập lái, tại thời điểm kiểm tra, Trường Cao đẳng Kiên Giang vắng 10 xe tập lái.
Tổng cục đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi tới 4 sở GTVT: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh; Hải Phòng, Đà Nẵng về việc thí điểm giám sát trực tuyến công tác sát hạch lái xe qua hệ thống Camera tại các Trung tâm sát hạch lái xe.
Bộ câu hỏi mới dùng cho sát hạch lái xe cơ giới đường bộ đang được Tổng cục Đường bộ Việt Nam sửa đổi theo hướng gia tăng về số lượng.
Bộ GTVT vừa có kết luận thanh tra về công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ tại 6 tỉnh, thành gồm Hà Giang, Lào Cai, Nam Định, Sóc Trăng, Tây Ninh, Lâm Đồng. Theo đó, hàng loạt tồn tại liên quan đến hệ thống phòng học, sân tập lái, xe tập lái, giáo viên dạy lái xe... đã được làm rõ.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 65/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ôtô và sát hạch lái xe. Theo đó, cơ sở đào tạo lái xe ôtô phải là cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật; phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo lái xe ôtô.
Một câu hỏi được đặt ra, xe chạy trên đường phần nhiều là xe số tự động, thế nhưng khi đào tạo lại là số sàn. Vậy việc học một đằng, ra thực tế một kiểu, liệu có phải là một trong những nguyên nhân gây tai nạn? Phải chăng khâu đào tạo, sát hạch lái xe còn có vấn đề?
Đã có nhiều biện pháp, giải pháp đưa ra nhằm hạn chế tối thiểu TNGT và giảm cả ba tiêu chí, nhưng thời gian qua, trên địa bàn cả nước, TNGT vẫn liên tiếp xảy ra nhiều vụ nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng do xe tải, xe đầu kéo, container gây ra.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa chính thức ban hành bộ câu hỏi mới dùng cho sát hạch lý thuyết để cấp giấy phép lái xe (GPLX). Theo đó, bộ câu hỏi mới sẽ là 600 câu, tăng thêm 150 hỏi so với bộ câu hỏi cũ. Trong số này sẽ có 60 câu hỏi điểm liệt. Mỗi bộ đề thi sẽ có 1 câu hỏi điểm liệt, nếu thí sinh trả lời sai câu này, phần thi lý thuyết coi như trượt.
"Chúng tôi đưa ra một số tình huống thi để học viên không làm đúng có thể rớt ngay, ví dụ như xe vượt đèn đỏ có ký hiệu đường sắt, học viên mắc lỗi trong tình huống này thì cho rớt ngay vì trong thực tế nếu mắc lỗi sẽ gây hậu qủa nghiêm trọng" - Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói.
Đoàn thanh tra Bộ GTVT vừa có kết luận thanh tra công tác đào tạo sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ tại 7 địa phương gồm Hà Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên,Vĩnh Phúc, Thừa Thiên - Huế và Quảng Ngãi.
Thông tin trên được đưa ra tại buổi làm việc về công tác đào tạo, sát hạch và tăng cường giám sát học viên lái xe.