Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 27-3 đã kêu gọi Nga rút quân khỏi Venezuela, nhấn mạnh rằng Mỹ hiện đang “có nhiều phương án” để khiến “điều đó thành sự thật”.
Các nhà đàm phán của Mỹ và Taliban vừa kết thúc vòng đàm phán hòa bình dài hơi nhất vào ngày 12-3 và đạt được tiến bộ, tuy nhiên, chưa có một thỏa thuận nào về thời điểm mà quân đội nước ngoài sẽ rút.
Tướng Mỹ phụ trách chiến dịch ở Syria nói rằng họ không có hạn chót nào cho việc rút quân khỏi quốc gia Trung Đông, dù Tổng thống Trump trước đó nói rằng quá trình này sẽ sớm hoàn tất.
Trong khi Ba Lan muốn Mỹ tăng cường hiện diện quân sự thì Iraq tuyên bố từ chối mọi đề nghị thành lập các căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ.
Thống đốc California, Gavin Newsom, ngày 11-2 (giờ Mỹ) đã ký một lệnh rút hơn hai phần ba quân số của đội Vệ binh Quốc gia khỏi khu vực biên giới Mỹ-Mexico, đồng thời gọi những tuyên bố về tình trạng “khủng hoảng” tại biên giới là một “vở kịch chính trị”.
Trong cuộc điện đàm ngày 12-1 thảo luận về những diễn biến mới nhất ở Syria, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã thống nhất về tầm quan trọng của việc tiếp tục tham vấn Washington – Ankara như là một phần trong kế hoạch rút quân “có chủ ý và phối hợp” của Mỹ khỏi Syria.
Các binh sĩ Nga đã bắt đầu các cuộc tuần tra tại khu vực Manbij thuộc tỉnh Aleppo, miền Bắc Syria giáp biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, vùng đất do lực lượng dân quân người Kurd giành lại từ tay khủng bố cách đây vài tuần.
Hàng chục xe tăng, vũ khí hạng nặng của Thổ Nhĩ Kỳ đã băng qua biên giới, tiến thẳng vào khu vực miền Bắc Syria do lực lượng người Kurd kiểm soát, vài ngày sau khi Mỹ tuyên bố rút quân khỏi quốc gia Trung Đông.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan rằng Mỹ đã “xong việc” tại Syria khi hai người thảo luận về vấn đề Mỹ rút toàn bộ lực lượng khỏi Syria.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang lên kế hoạch rút hơn 5.000 trong số 14.000 lính Mỹ đang đóng quân tại Afghanistan, dấu hiệu mới nhất cho thấy sự kiên nhẫn của ông Trump đối với sự can thiệp của Mỹ đối với sự can thiệp quân sự nước ngoài kéo dài nhất đang giảm đi nhanh chóng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đã bắt đầu cho rút toàn bộ quân đội Mỹ khỏi Syria, tuyên bố hôm 19-12 rằng Mỹ đã thành công trong nhiệm vụ đánh bại IS và sự hiện diện của quân Mỹ ở đây không còn cần thiết nữa.
Thượng viện Mỹ ngày 13-12 đã tiến hành bỏ phiếu chấm dứt sự hỗ trợ quân sự của Mỹ đối với Arab Saudi trong cuộc chiến ở Yemen đồng thời cáo buộc Thái tử Arab Saudi liên quan đến vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi. Đây là một đòn giáng mạnh vào Tổng thống Donald Trump.
Hai miền Triều Tiên và Bộ Tư lệnh Liên Hiệp Quốc (UNC) ngày 22-10 đã nhất trí tạm rút vũ khí và đồn bảo vệ tại làng đình chiến Panmunjom vào tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, một động thái mới nhất trong mối quan hệ liên triều đang hàn gắn nhanh chóng.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayip Erdogan tuyên bố quân đội nước này sẽ tiếp tục hiện diện tại Syria cho đến khi người dân Syria tổ chức được một cuộc tổng tuyển cử, với mối đe dọa khủng bố bị loại bỏ.
Chính quyền Syria đã bác bỏ đề xuất chia sẻ nguồn dầu mỏ khổng lồ ở phía Đông nước này cho Mỹ cùng loạt yêu cầu khác để đổi lấy việc Washington rút quân.
NATO lo ngại Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể giảm hiện diện quân sự ở châu Âu và ngừng tập trận chung với các thành viên của khối sau hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Nga Putin.