#Nhà thơ

Nhà thơ Kiều Maily, hành hương về nguồn cội
10:29 08/03/2024

Kiều Maily là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, chị là tác giả của 2 tập thơ “Giữa hai khoảng trống” (năm 2013); “Nàng, hoa của cát” (năm 2019). Ngoài thơ, chị là tác giả biên khảo, chủ biên không ít tác phẩm về văn hóa Chăm như “Độc đáo ẩm thực Chăm” (năm 2014); “Palei Phước Nhơn của tôi” (năm 2016), “Em đi lễ hội” (sách dành cho thiếu nhi song ngữ Việt - Anh), “Y phục Chăm” (đang viết).

Nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại:“Người nông dân” dấn thân
11:04 26/01/2024

Nguyễn Sĩ Đại là nhà thơ yêu quê, yêu làng, trong hồn thơ ông có hồn làng. "Tôi là một nông dân, tôi sinh ra và lớn lên ở nông thôn và suốt đời da diết nhớ ngôi làng của mình", ông chia sẻ. Hằng năm, có cơ hội ông lại về cố thổ.

Nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh: Ở hiền gặp lành
23:17 28/12/2023

Phạm Ngọc Cảnh (1934 - 2014) là một tên tuổi quen biết trong làng thơ Việt Nam. Ông thuộc lớp gối kề, là cái gạch nối giữa hai thế hệ nhà thơ chống Pháp và chống Mỹ. Ông là tác giả những tập thơ có giá trị lớn về tư tưởng và nghệ thuật như “Ngọn lửa dòng sông”, “Lối vào phía Bắc”, “Đất hai vùng”, “Hương lặng”, “Nhặt lá”, “Đêm Quảng Trị”... Đó cũng là những tập thơ mang lại vinh quang cho ông khi được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.

Nhà thơ Vân Anh: “Nhóm đời ta làm củi''
10:05 25/12/2023

Có một sự thực là, nếu hỏi nhà thơ nào gắn bó với xứ Nghệ và thành danh trên đất Nghệ, chắc chắn hai cái tên được nhắc đến là nhà thơ Thạch Quỳ và nhà thơ Vân Anh. Bạn đọc Nghệ An tự hào về hai thi sĩ này. Trước thềm Noel 2023, nhà thơ Vân Anh hạnh phúc đón đứa con tinh thần chị dày công ấp ủ, đồng thờira mắt công chúng: “Vân Anh - Tuyển tập thơ”.

Nhà thơ Thi Hoàng: Thơ cứ hay như rút ruột mà hay
18:37 24/12/2023

Trong mấy chục năm qua, nhà thơ Thi Hoàng (tên khai sinh Hoàng Văn Bộ, sinh năm 1943 tại Vĩnh Tiến, Vĩnh Bảo, Hải Phòng, được coi là một trong số ít những nhà cách tân của thơ ca Việt Nam thuộc thế hệ tìm tòi sau Đổi mới. Ông đã gặt hái được nhiều thành công trong những sáng tác của mình và được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (2007) do những đóng góp nổi bật cho thi ca đương đại Việt Nam.

Nhà thơ Thanh Thảo với nghệ danh “Vua trường ca”
09:13 16/12/2023

Với 17 trường ca và hàng chục tập thơ, bút ký, tiểu luận văn học đã in trong nửa thế kỷ qua, nhà thơ Thanh Thảo được bạn bè văn chương đặt cho cái nghệ danh là ông "Vua trường ca" của thi ca đương đại Việt Nam. Nhưng có một điều khá hay, Thanh Thảo vẫn là một nhà thơ lớn của những bài thơ nhỏ rất đặc sắc, hiện đại và đáng chú ý. Ông đã được trao nhiều giải thưởng văn học giá trị của Hội Nhà văn Việt Nam và Giải thưởng Nhà nước về VHNT đợt 1 năm 2001.

Nhà thơ Trúc Thông: Bờ sông anh vẫn gió
18:30 08/12/2023

Nhà thơ Trúc Thông, sinh năm 1940, quê Hà Nam, mất năm 2021 ở Hà Nội. Ông tốt nghiệp Khoa Văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, về công tác tại Ban Văn nghệ, Đài Tiếng nói Việt Nam cho đến lúc nghỉ hưu. Là một nhà thơ trưởng thành trong chiến tranh giữ nước, Trúc Thông là một gương mặt thơ khá đặc biệt và có nhiều đóng góp đáng ghi nhận cho nền thơ đương đại Việt Nam mà Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2016 đã nói lên điều đó.

Vẹn nguyên bông huệ trắng
15:57 08/12/2023

Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý tâm sự: “Tôi viết bài thơ “Trên đường hành quân” đầu năm 1975 và được in số Tết Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm Bính Thìn 1976. Lúc đó tôi đã nghĩ thơ được in như vậy thì con đường văn học của mình sẽ dễ dàng. Vậy mà không phải thế”.

Nhà thơ Trần Quốc Thực: Trong ngọn tháp lặng lẽ của thi ca
16:00 23/11/2023

Những năm cuối đời làm biên tập ở Báo Văn nghệ, nhà thơ Trần Quốc Thực vẫn lẳng lặng, âm thầm như nhiều năm trước đó trong hành trình thi ca của riêng anh. Đọc tuyển thơ “Cỏ ướt” của nhà thơ Trần Quốc Thực (1948-2007) do con gái anh là nhà báo Trần Yến Châu tuyển soạn, tôi chợt nhận ra, dường như anh là một ngọn tháp lặng lẽ cô đơn của thi ca trong suốt cuộc đời mình.

Nhà thơ Bế Kiến Quốc: Sinh ra bên một dòng sông
12:58 12/11/2023

Vào những năm 69-70 của thế kỷ XX, từ phong trào học sinh, sinh viên yêu nước tại các đô thị bị tạm chiếm ở miền Nam Việt Nam, trong số các bài thơ cách mạng được các bạn trẻ chuyền tay nhau đọc có bài thơ "Những dòng sông" của nhà thơ Bế Kiến Quốc với những câu thơ hào sảng: " Sinh ra ở đâu mà ai cũng anh hùng/Tất cả trả lời: sinh bên một dòng sông...".

Đào Quốc Vịnh: Ta như ngọn nến bỏ quên
08:06 05/11/2023

Trước khi gặp Đào Quốc Vịnh, giữa tôi và ông là “bạn bè” ảo. Qua mạng xã hội cũng dễ nhận biết “tạng” người để bầu bạn. Tôi nhận ra ông là người có trách nhiệm xã hội. Tôi là nhà báo, cho đến bây giờ vẫn viết về những vấn đề “thời sự” trong nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục nên cần thông tin tham chiếu. Thế là quý nhau.

Nhà thơ Võ Quang Diệm: “Chốn quê neo đậu hồn tôi”
15:31 21/10/2023

Võ Quang Diệm là học sinh chuyên toán Khóa 2 của Nghệ An, năm 1969 tốt nghiệp loại giỏi nên được cử đi du học ở Liên Xô. Năm 1987, anh bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ ở Trường Đại học Xây dựng Lê-nin-grát. Về nước anh làm việc đúng chuyên ngành được đào tạo.

Cuộc cãi lộn với chính mình dai dẳng
11:16 16/10/2023

Nhà thơ Đỗ Nam Cao sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhưng gắn bó thâm sâu với Sài Gòn. Mảnh đất phương Nam cho ông nguồn cơn sáng tạo và cũng cho ông hệ lụy ưu phiền. Thi ca đã dắt dìu ông qua thăng trầm và thi ca kết nối ông với bạn bè. Không có thi ca và bạn bè, chắc chắn Đỗ Nam Cao không còn là Đỗ Nam Cao nữa. Vì vậy, di sản thi ca của Đỗ Nam Cao xứng đáng được bạn bè lưu giữ và trân trọng.

Nhà thơ Phạm Vân Anh: Gót sen nở thắm biên thùy
10:05 16/07/2023

Từng là sinh viên ngành "hot" (ngôn ngữ Anh) của trường "top" (Đại học Ngoại ngữ Hà Nội), ấy thế nhưng khi tốt nghiệp đại học, Phạm Vân Anh lại quay về quê hương Hải Phòng để làm việc tại Quỹ Bảo trợ Trẻ em thành phố và nhận dạy tình nguyện cho trẻ em lang thang cơ nhỡ tại các lớp học tình thương.

Nhà thơ Xuân Thiêm: Khi cuộc sống ngân lên giai điệu
10:35 18/06/2023

Nhà thơ Xuân Thiêm là thành viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam, ông vừa vinh dự nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật với trường ca “Xuôi dòng Nậm Na” và truyện thơ “Người trai Bình Định”. Ông luôn giữ phong thái giản dị, hào sảng nhưng cũng rất đỗi dí dỏm. Ông bảo, cả cuộc đời mình dành cho cách mạng và nhận về nhiều vinh quang, trong đó là sự hiển đạt của 5 người con và sau này là cuộc sống an vui.

Nhà thơ Nguyễn Ma Lôi, phía sau tiếng cười
18:37 14/06/2023

Không ai nghĩ rằng vị Đại tá Công an với bút danh có phần bí ẩn Nguyễn Ma Lôi lại thành công ở những câu chuyện cười nhẹ nhàng nhưng thâm thúy và sâu sắc cũng như thơ của anh, tiếng cười cứ len lỏi, róc rách mà hòa cùng cung bậc đời thường trong cuộc sống.

Nhà thơ, nhà báo Vương Tâm: Những thú "Giời cho"
07:15 08/06/2023

Nhà thơ, nhà báo Vương Tâm là một nhà báo giỏi. Các bài báo của Vương Tâm có một phong cách độc lạ với bút pháp mềm mại phiêu lãng, câu chữ có sức hút ma mị không giống ai. Ngoài những thể tài quen thuộc viết về những câu chuyện trong làng văn chương, như chân dung nhân vật, phóng sự, vấn đề xã hội quan tâm thì Vương Tâm khá thành công ở thể loại ghi chép tuỳ bút.

Nhà thơ "Vịn câu thơ mà đứng dậy"
11:31 25/05/2023

Đọc tin trên báo thấy nói Hà Nội đang có ý định "Cho thuê xe đạp" để người dân đi lại bớt ô nhiễm do khói bụi xe máy, xe ô tô thải ra. Chợt nhớ cuối những năm tám mươi của thế kỷ trước có hai người nổi tiếng mà tôi quen biết là BS Nguyễn Khắc Viện và nhà thơ Phùng Quán đi đâu cũng không rời chiếc xe đạp cà tàng.