Mỹ đã đóng cửa biên giới với Mexico vào ngày 25-11 sau khi cảnh sát Mexico giải tán một cuộc biểu tình của những người di cư Trung Mỹ tập trung tại thành phố Tijuana, cũng như một số nhóm nhỏ người biểu tình đang cố tiến về biên giới Mỹ, nơi mà lực lượng của Mỹ cũng đang ném hơi cay vào đám đông.
Kể từ giữa tháng 10, dòng người di cư ước tính lên đến hàng nghìn người từ Trung Mỹ đã bắt đầu đổ về biên giới Mexico-Mỹ bất chấp những cảnh báo cứng rắn của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Lãnh đạo Mỹ gọi đây là "mối nguy hiểm" và tuyên bố sẽ không cho phép những người này vượt biên giới vào Mỹ.
Sau lời tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump trên mạng xã hội Twitter về việc sẽ đưa quân đội đến bảo vệ biên giới Mỹ-Mexico thì ngày 27-10 (giờ địa phương), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã chỉ thị cho quân đội lập kế hoạch triển khai gần 1.000 binh sỹ tới biên giới với Mexico để chặn đoàn người di cư.
Sky News chiều ngày 14-10 đưa tin, ít nhất 22 người đã thiệt mạng và nhiều người khác bị thương, sau khi một chiếc xe tải chở người di cư tại huyện Gaziemir, tỉnh Izmir, phía Tây Thổ Nhĩ Kỳ bị mất lái, đâm vào rào chắn đường và lao xuống kênh nước phía dưới.
Cuộc điều tra của phóng viên tờ DailyMail (Anh) cho biết, một số băng nhóm tội phạm đã tiến hành đánh cắp hộ chiếu, giấy tờ tùy thân sau đó đưa đến Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) hoặc Athens (Hy Lạp) để bán cho những trùm buôn lậu. Nhiều người di cư đã vào được các quốc gia châu Âu nhờ hộ chiếu do các trùm buôn lậu cung cấp.
Hơn 200 người di cư tới từ các nước châu Phi đã bỏ mạng trên vùng biển ngoài khơi Libya do tàu đắm trong cuối tuần qua, nâng tổng số người di cư chết đuối trên Địa Trung Hải trong năm 2018 lên hơn 1.000 người.
Việc đạt thỏa thuận về ngân sách để xử lý "vấn nạn người di cư" tại Hội nghị thượng đỉnh Anh-Pháp diễn ra tại London hôm 18-1 cho thấy, cả Tổng thống Emmanuel Macron và Thủ tướng Theresa May đều muốn giải quyết "điểm nóng Calais".
Cuối tháng 8-2017, tại thị trấn St. Kanzian (Áo), 20 người di cư Hồi giáo đã tuyên bố tuyệt thực và biểu tình. Lý do là những người này không nhận được hộ chiếu mà chỉ nhận được giấy phép cư trú tại Áo, đồng thời, họ muốn nhận được trợ cấp ở mức 2.000 Euro/người/tháng.
Buôn người di cư đang được đánh giá là "thị trường tự do" có mức tăng trưởng cao kỷ lục trong những lĩnh vực kinh doanh bất hợp pháp hiện nay. Các băng nhóm tội phạm đã tìm cách sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là facebook như "chìa khóa" để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình.
"Hungary sẽ không thay đổi chính sách nhập cư của mình và sẽ tiếp tục đấu tranh để bảo vệ ý nguyện người dân", Thủ tướng Hungary Vicktor Orban đã tuyên bố như vậy hôm 8-9 sau khi Tòa án Công lý châu Âu bác đơn kiện của Hungary và Slovakia phản đối cơ chế phân bổ hạn ngạch người di cư của Liên minh châu Âu (EU).
Tuyên bố gây sốc kể trên được Tổ chức Di cư Quốc tế (IMO) của Liên hợp quốc đưa ra hôm 10-8. Theo đó, người di cư châu Phi đã bị những kẻ buôn người cố ý đẩy xuống biển ở ngoài khơi bờ biển Yemen.
Trên Facebook, những cô gái là nạn nhân của tội phạm buôn người di cư từ Nigeria đang hoạt động mại dâm ở Italia luôn lựa chọn, đăng tải những tấm hình lung linh nhất nhưng đằng sau "thế giới ảo" đó là một cuộc sống vô cùng khó khăn, thậm chí là nghiệt ngã để mưu sinh nơi đất khách.
Yusuf, một thanh niên Nigeria, 24 tuổi, là một trong số hàng ngàn người đã tới Libya tìm kiếm việc làm hoặc hy vọng cơ hội được đặt chân đến miền đất hứa châu Âu. Tuy nhiên, họ đã phải bước vào một thế giới tồi tệ của chế độ nô lệ thời hiện đại.
Một báo cáo mới công bố của Liên hợp quốc (UN) cho biết, nhiều người di cư bị bán vào thị trường nô lệ ở Libya đã bị giết hại, hãm hiếp và bắt buộc phải làm mại dâm. Trong khi đó, nhiều người đã chết vì đói và kiệt sức.
Ngày 1-2, đại diện cảnh sát Đức cho biết, sáng 1-2, hơn 1.100 cảnh sát đã lục soát 54 ngôi nhà, cơ sở kinh doanh cùng các thánh đường Hồi giáo tại Frankfurt và những thị trấn tại bang Hesse, và bắt một đối tượng người Tunisia bị tình nghi đang lên kế hoạch tấn công khủng bố.
Hơn 1.000 người di cư tới từ các vùng lãnh thổ lân cận sa mạc Sahara, châu Phi hôm 1-1 đã tấn công hàng rào đôi giữa Morocco và thành phố Ceuta của Tây Ban Nha để tìm cách vào được châu Âu.