Tôi gặp nhà văn - dịch giả Giáp Văn Chung lần đầu là tại Liên hoan thơ châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 2 tại Hà Nội và Hạ Long. Cảm nhận lần gặp nhau đầu tiên của tôi về Giáp Văn Chung là rất có thiện cảm. Chung cao to vừa phải, gương mặt rắn rỏi, cương nghị. Tướng mạo hiền lành, dễ gần, nhưng thoạt trông, đã có cảm giác là một người rất bản lĩnh và cá tính.
Những người khiếm thị bẩm sinh như tôi mặc dù thiệt thòi hơn người bình thường, chưa bao giờ nhìn thấy ánh sáng hoặc bất cứ thứ gì trên đời nhưng sử dụng trí nhớ ghi lại những kiến thức mà thầy cô ở Hội Người mù chỉ dạy, sử dụng đôi bàn tay thay cho đôi mắt vẫn có thể tự nhận biết đồ vật xung quanh.
Với một cơ thể không bình thường, nhưng bằng nghị lực phi thường và niềm tin vào cuộc sống, chị Nguyễn Thị Thúy Hoa (45 tuổi, ở số nhà 05 Trần Cao Vân, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) đã viết nên “trang sử” cuộc đời nhiều ý nghĩa, để rồi “Hoa xương rồng” ấy cứ lặng lẽ tỏa hương và khoe sắc cho đời…
Sau một tai nạn bị liệt hoàn toàn hai chân lúc 28 tuổi, cuộc sống tương lai của ông Nguyễn Vũ Hội (56 tuổi, ở thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) tưởng như khép lại. Sinh hoạt của ông đều do người vợ trẻ chăm sóc, lại thêm hai đứa con nhỏ khiến những ngày tháng cơ cực, tuyệt vọng của họ không nhìn thấy ánh sáng.
Ông Sinh chia sẻ: “Cuộc đời tôi có lúc tưởng chừng rơi vào vòng luẩn quẩn, bế tắc không lối thoát nhưng rồi giai đoạn khó khăn cũng qua đi. Tôi luôn tự nhủ tuy bị khiếm khuyết cơ thể nhưng không được để khuyết tật về tâm hồn; muốn bù đắp những gì thua thiệt phải cố gắng nhiều hơn nữa”.
Sinh ra đã mắc chứng nhược cơ bẩm sinh, cả cuộc đời gắn bó với chiếc xe lăn, thế nhưng chiếc xe lăn ấy chỉ giữ được đôi chân của chàng trai trẻ Cù Hữu Hoàng chứ không kìm được ước mơ của anh.
Nếu đầu hàng số phận, có lẽ chị Huỳnh Thị Xậm, 39 tuổi, ngụ tại xã Xuân Tới Thượng, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh vẫn đang quanh quẩn bên 4 bức tường. Bởi từ khi sinh ra, hai tay của Xậm đã bị co rút, hai chân cũng khó cử động. Thế nhưng, người phụ nữ bé nhỏ này lại có một nghị lực phi thường.
Nicki Donnelly, sống ở Birmingham (Anh), người từng được coi là "ngôi sao đang lên" của lực lượng cảnh sát Anh với sáu giải thưởng về lòng dũng cảm đã phải trải qua "những tháng ngày đen tối" khi bị liệt vì tai nạn xe hơi vào năm 2009. Gần đây, cô đã có thể đi lại được nhờ sự trợ giúp của hệ thống xương robot có giá 100 nghìn bảng Anh.
Bị khiếm thị bẩm sinh nhưng anh Hoàng Quốc Việt (xã Dị Chế, Tiên Lữ, Hưng Yên) không chịu đầu hàng số phận. Anh đã tự mình học tiếng Thái Lan chỉ bằng một chiếc radio nhỏ. Với vốn tiếng Thái học qua đài, anh đã sang tận đất nước Chùa Vàng để học hỏi cách làm ăn. Nghị lực phi thường ấy cuối cùng đã được đền đáp…
Nhìn dáng vẻ khắc khổ chả ai nghĩ anh giờ đã là tỉ phú, tài sản ước tính cũng ngót chục tỉ đồng, lại càng không dám tin rằng, trong quá khứ anh đã từng hành khất, ngửa tay xin từng đồng bố thí của thiên hạ.
Họ là những cô gái trẻ trung, xinh đẹp nhưng mang đầy nghị lực, lòng nhiệt huyết. Bức xúc trước cảnh chị em bị hà hiếp, họ nhận thấy mình cũng phải có trách nhiệm để góp phần cùng các lực lượng chức năng làm tốt công tác giữ gìn an ninh trật tự đường phố nơi mình sinh sống.
Tuổi 20 với nhiều hoài bão và ước mơ phía trước nhưng cô sinh viên Đại học Ngoại thương - Đặng Trần Thủy lại phải đối diện với căn bệnh ung thư quái ác. Không khuất phục trước bệnh tật, Đặng Trần Thủy luôn mạnh mẽ, lạc quan và tràn đầy năng lượng trong cuộc chiến còn nhiều khó khăn phía trước.
Đạt 26,75 điểm cho 3 môn khối C vốn đã không dễ dàng, với một cô bé chưa từng biết mặt bố, mẹ bỏ đi khi còn chưa cai sữa như em Nguyễn Thị Nhi (Can Lộc, Hà Tĩnh) còn khó khăn gấp bội.
1 năm qua là khoảng thời gian tuyệt vời nhất Nguyễn Thị Oanh từng có. Cô trở thành đại sứ thương hiệu của một hãng đồng hồ, một hãng giày thể thao, lại được mời chuẩn bị tham dự giải marathon London danh giá.
Không phải đến bây giờ, khi ra mắt cuốn sách "Nhắm mắt nhìn sao", mọi người mới biết đến anh, mà ngay từ rất lâu rồi, Hà Chương là một tấm gương của nghị lực và tinh thần sống mạnh mẽ, không chịu khuất phục số phận. Anh được biết đến là một nghệ sĩ khiếm thị với rất nhiều thành công và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng.
Chỉ với 1 ngón tay còn hoạt động nhưng Đặng Minh Tuấn hiện đang làm cùng 1 lúc 3 công việc không chỉ nuôi sống bản thân, hỗ trợ gia đình mà còn trở thành “người truyền cảm hứng” cho cộng đồng người khuyết tật.
Nhìn bàn tay cẩn trọng tiêm thuốc cho bệnh nhân, nghe những lời thuyết phục bệnh nhân uống thuốc của cán bộ y tế mới thấy hết sự kiên nhẫn và nghị lực của các bác sĩ mang hai màu áo...