Tất cả mọi thể loại sân khấu dân tộc đã từng phát triển mạnh mẽ, từng tạo ra những "căn cứ địa" vững chắc trong lòng dân ở các khu vực phù hợp. Vậy mà giờ đây, tuy chưa hẳn đã mai một nhưng đã hiển hiện ra sự suy giảm trầm trọng người xem, người thưởng thức…
Nhiều năm qua, nghệ sĩ Tuyết Minh liên tục để lại dấu ấn đậm nét trong lòng công chúng và những người làm nghệ thuật sân khấu về những tác phẩm gắn với xu hướng biểu diễn nghệ thuật khá mới mẻ - nhảy múa đương đại. Nhắc đến chị, khán giả yêu thích ca múa nhạc nhớ ngay đến những "Carmen", "Quan Âm Thị Kính", "Chiến thắng mùa hoa anh đào", "Tình yêu Hà Nội", "Lê ki ma đỏ"...
Với khát vọng đưa nghệ thuật truyền thống đến gần hơn với khán giả, cứ những đêm cuối tuần, ngày lễ, tết, các đoàn, nhóm ca nhạc không chuyên, nghệ sĩ nhà hát ở TP Nha Trang (Khánh Hòa) lại nô nức xuống phố. Bằng lối diễn hồn hậu, giản dị, món ăn tinh thần đã dần thấm vào khán giả trong và ngoài nước một cách tự nhiên.
Trong bối cảnh nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật truyền thống và hàn lâm đã và đang khó khăn trong tiếp cận, thu hút khán giả thì dịch bệnh được xem như giọt nước tràn ly, càng đẩy sân khấu nghệ thuật vào thế khó. Nhưng, quả là cái “khó ló cái khôn”…
Kết hợp cùng lúc nhiều loại hình nghệ thuật, kể cả những loại hình vốn được cho là khó hòa trộn với nhau trong một tác phẩm nghệ thuật sân khấu nhằm tạo sự mới lạ, thu hút khán giả đến rạp ngày càng thịnh hành hơn.
Trống hội là loại hình nghệ thuật truyền thống được sử dụng thường xuyên, phổ biến trong đời sống, từng gắn với nhiều sự kiện kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước. Tuy nhiên, với đề án thành lập Đoàn Nghệ thuật Trống hội trực thuộc Học viện Cảnh sát nhân dân, đây là lần đầu tiên, Việt Nam có dàn trống hội lớn được xây dựng, duy trì thường xuyên, với 600 tay trống.
Gần như “đến hẹn lại lên”, nhiều năm trở lại đây, mỗi đợt xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (NSND), Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) là mỗi lần dư luận lại có những phản ứng trái chiều khiến không ít người trong cuộc phiền lòng, hội đồng xét tặng cũng lúng túng.
Đại dịch COVID-19 với những biến đổi khôn lường trong những tháng đầu năm 2020 đã mang lại nhiều hệ lụy cho đa ngành nghề. Trong khi nhiều nghệ sĩ có điều kiện chung tay làm từ thiện thì cũng có nhiều nghệ sĩ, đặc biệt là những nghệ sĩ nghệ thuật truyền thống, những nghệ sĩ tự do, gặp nhiều khó khăn do không có trợ cấp, lại không thể đi biểu diễn vì mọi hoạt động đều tạm dừng để tránh sự lây lan của đại dịch...
Vừa qua, diễn viên ballet Nguyễn Thu Huệ (Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam) đã được tạp chí Forbes Việt Nam vinh danh trong "30 gương mặt dưới 30 tuổi nổi bật nhất năm 2020". Đây là một phần thưởng xứng đáng với những nỗ lực không mệt mỏi của Thu Huệ và trở thành nguồn động viên quý giá đối với các nghệ sĩ trẻ theo đuổi nghệ thuật.
Trước đây, Google từng có các biểu tượng thay thế tạm thời để tôn vinh các cá nhân văn nghệ sĩ nổi tiếng của Việt Nam như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, họa sĩ Bùi Xuân Phái, thi sĩ Xuân Quỳnh, phố cổ Hội An... Sự tôn vinh dù là dành cho cá nhân nghệ sĩ, một địa danh gắn với văn hóa - lịch sử hay một bộ môn nghệ thuật truyền thống như ca trù đều thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng...
Dù cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế, phương thức tự chủ vàn nhà hát biến thành Trung tâm đa thể loại đã thách thức vô cùng khắc nghiệt thì cũng không làm nguội lạnh ngọn lửa tình yêu Chèo của nghệ sĩ và công chúng.
Các suất diễn cải lương đang chen dày nhiều rạp. Điều vui mừng là hầu hết ở các buổi biểu diễn, khán phòng đều lấp kín khán giả. Sự sôi nổi này khiến giới chuyên môn và những người yêu cải lương thầm mong: "Thời hoàng kim" của cải lương sẽ trở lại.
Họ là những nghệ nhân trẻ tuổi đã có nhiều năm đi theo những người thầy là các nghệ nhân dân gian, được chân truyền và quyết tâm theo đuổi nghiệp tổ để lại nhằm giữ gìn vốn văn hóa phi vật thể như Ca trù, hát Văn, hát Xẩm...
Ngày 11-12, chuỗi hoạt động giao lưu nghệ thuật truyền thống hai nước Việt Nam – Trung Quốc năm 2018 đã chính thức khai màn với triển lãm hình ảnh nghệ sĩ Mai Lan Phương và hội thảo khoa học quốc tế chủ đề “giao lưu nghệ thuật truyền thống hai nước Việt Nam – Trung Quốc, kế thừa và phát triển” tại Hà Nội.
Không triển khai rầm rộ như những dự án quy mô lớn, được đầu tư từ ngân sách hay do các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp chủ trì, những chương trình, hoạt động nhằm bảo tồn, giữ gìn văn hóa, nghệ thuật được duy trì bởi các đội, nhóm, câu lạc bộ liên quan thời gian gần đây được thực hiện ngày càng nhiều.
Trong thời đại diễn ra sôi động của công nghệ số kéo theo sự phát triển của nhiều loại hình vui chơi giải trí bắt mắt trên không gian mạng, Rất ít khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ chọn việc mua vé để đi xem những loại hình sân khấu như tuồng, chèo, cải lương, múa rối... Tuy nhiên, không phải vì thế mà sân khấu của các bộ môn nghệ thuật này... tối đèn.