#cồng chiêng

Tìm về với thanh âm của đại ngàn
14:02 15/11/2023

Trong màn đêm phảng phất hương rượu cần và chập chờn ánh lửa, âm thanh cồng chiêng vút cao bên những điệu múa, điệu xoang uyển chuyển vẽ nên một bức tranh tuyệt đẹp nơi đại ngàn. Cồng chiêng như một món ăn tinh thần không thể thiếu của các dân tộc Tây Nguyên, nhưng giờ đây, ở các bản làng tiếng cồng chiêng đã vắng bóng trong nhiều lễ hội...

Để tiếng cồng chiêng vang mãi
13:37 12/11/2023

Cồng chiêng là nhạc cụ truyền thống của đồng bào các dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu sinh sống giữa đại ngàn Trường Sơn ở các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế, và thường được sử dụng trong những lễ hội quan trọng. Để những điệu múa với cồng chiêng không bị thất truyền, những già làng, nghệ nhân ở địa phương đã dành nhiều công sức, thời gian để truyền dạy cho thế hệ sau.

Giữ cho tiếng cồng ngân vang mãi
19:55 14/08/2023

Đã có lần tôi hỏi già làng, nghệ nhân ưu tú K’Tiếu (SN 1952, ngụ buôn Duệ, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng), khi nào người K’ho Sre dưới chân núi Brăh Yang này không còn mê tiếng chiêng? Vẫn giọng ồm ồm khỏe khoắn, ông trả lời dứt khoát: “Hồ Ka La hết nước, núi Brăh Yang này không còn rừng, dòng máu trong người không còn chảy, khi đó người K’ho Sre mình mới hết mê chiêng...”.

Truyền dạy cồng chiêng ở  Tây Nguyên: Vẫn theo kiểu "chuồn chuồn đạp nước?"
10:06 26/05/2022

Mùa hè, tiếng chiêng nhí lại vang lên khắp nẻo đại ngàn. Buôn làng nào có lớp dạy đánh chiêng cho trẻ nhỏ thì như đang vào hội. Gặp gỡ các già làng, ai cũng bảo vui cái bụng lắm. Nhưng khi lớp học kết thúc, sờ vào cái chiêng, các em lại lóng ngóng. Tiếng chiêng nghe lạc nhịp, “chữ thầy trả lại cho thầy” khi mùa hè nữa lại về...

Xuân về bên sườn núi
15:44 03/03/2022

Bríu Quân nhìn Alăng Nem, lửa trên bếp đang cháy, làm cho má Nem thêm hồng. Nem xinh quá! Tốt cái bụng nữa. Nem đã chờ anh năm mùa rẫy rồi. Năm mùa rẫy là khoảng thời gian anh đi học ở dưới xuôi. Trên này, Nem chăm cho mẹ anh, giữ cho sườn đồi nhà anh luôn có bóng keo xanh ngát và giữ cho mái nhà anh không dột nát mỗi khi mưa rừng về. Quân định bụng sau mùa rẫy này sẽ sang nhà Nem ở rể để phụ giúp cho ba mẹ Nem, để cái rẫy, cái nương nhà Nem thêm xanh, cha mẹ Nem thêm nụ cười mỗi sớm.

Bảo tồn văn hóa cồng chiêng
08:55 01/10/2021

Miền núi tỉnh Bình Định là khu vực sinh sống chủ yếu của đồng bào các dân tộc Bana Kriêm, Chăm Hroi và Hrê với nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú và đa dạng. Trong đó, cồng chiêng luôn giữ một vai trò quan trọng trong tâm hồn, nhịp điệu cuộc sống của người dân. Tiếng cồng, tiếng chiêng đã trở thành máu thịt, không thể thiếu trong đời sống tinh thần của họ...

Người kể chuyện Mường
11:05 10/07/2020
Nói đến Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Văn Thực, hơn 80 tuổi ở TP Hòa Bình, ai cũng kể lắm chuyện lạ. Gia đình ông ở ngay mặt đường số 6 gần ngã ba đi lên dốc Cun nhưng vẫn giữ được ngôi nhà sàn cổ phía sau con phố. Đây được coi là một bảo tàng sống động về cồng chiêng và văn hóa Mường do nghệ nhân Nguyễn Văn Thực đã sưu tầm gìn giữ hơn nửa thế kỷ qua.
Những người say nghề “chữa bệnh” cho cồng chiêng
09:01 10/02/2020
Ở Tây Nguyên, cồng chiêng được xem là linh hồn của các buôn làng. Theo đó, có những người con sinh ra để làm nghề “bác sĩ” - khám, chữa bệnh cho cồng chiêng mỗi khi chúng hư hỏng, lạc tông nhạc.
Những giai điệu Vân Hòa
17:38 13/12/2019
Có thể bạn chưa nghe tên và chưa thấy cái giếng rất kỳ lạ ở làng Nghe (xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, Hà Nội). Tôi cũng vậy nhưng lại thuộc mấy câu thơ mà người ta viết: “Nào ai có về làng Nghe/ Đi xem cái giếng suối Ghe thầm thì”...
Tiếng chiêng trước nguy cơ... lặng dần
07:30 04/08/2018
Ma mị, linh thiêng, hùng tráng, âm thanh cồng chiêng là tiếng vọng của truyền thống, của cội nguồn dân tộc, là sợi dây nối quá khứ với hiện tại và tương lai, nối kết nền văn hóa của một dân tộc với nền văn hóa cộng đồng và nhân loại.
Lên Langbiang nghe tiếng chiêng người Lạch
14:17 24/08/2017
Giữa đại ngàn, cồng chiêng là nhạc cụ truyền thống ăn đời ở kiếp với bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Nay, trước cơn bão công nghệ thời kỳ hội nhập, tiếng cồng chiêng ngày càng xa dần buôn làng, thậm chí lạ lẫm với người trẻ tuổi để nhường chỗ cho những thanh âm hiện đại. 
Tưng bừng Tết lúa mới của đồng bào Xê Đăng
21:00 03/01/2017
Cúng lúa mới là lễ hội lớn nhất trong năm của người Xê Đăng diễn ra vào ngày đầu tiên của năm mới (dương lịch) nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, dân làng ấm no hạnh phúc.
Truyền dạy cồng chiêng cho thanh, thiếu niên dân tộc Gia Rai và Hà Lăng
10:06 11/06/2016
Ngày 9-6, Trung tâm Văn hóa thông tin, thể thao huyện Sa Thầy (Kon Tum) cho biết vừa phối hợp với UBND xã Sa Bình tổ chức Lễ phát động truyền dạy văn hóa dân gian năm 2016 và khai giảng lớp truyền dạy đánh cồng chiêng, múa xoang cho thanh, thiếu niên là người dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Nghệ thuật trình diễn “Trống đôi, cồng ba, chiêng năm” được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
20:12 22/02/2016
Tại Nhà rông văn hóa thôn Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện miền núi Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên ngày 22-2, UBND tỉnh Phú Yên đã tổ chức lễ đón bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghệ thuật trình diễn “trống đôi, cồng ba, chiêng năm”.
Kho tàng văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Êđê Bih
09:40 24/02/2015
Krông Ana có 47 buôn đồng bào dân tộc Êđê còn lưu giữ 300 bộ cồng chiêng, trong đó có nhiều bộ chiêng quý hiếm. Ngoài 20 đội chiêng của các nghệ nhân cao tuổi, huyện cũng đã có 20 đội chiêng trẻ trong đó có các đội chiêng nữ là thiếu niên.