Vị trí đất bị lăm le lấn chiếm có địa thế thoai thoải, nằm bên mép hồ Đan Kia - Suối Vàng, một địa danh rất nổi tiếng với hình ảnh “cây thông cô đơn”.
Các trường hợp lấn chiếm đất rừng, xây dựng nhà cửa và các công trình bất hợp pháp dọc tỉnh lộ ĐT722 vẫn không chấp hành biện pháp khắc phục hậu quả theo nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính của UBND thị trấn Lạc Dương và Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia (VQG) Bidoup-Núi Bà.
Ngày 15-10, các cơ quan chức năng TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đã tiến hành trồng lại diện tích rừng bị lấn chiếm phân lô tại tiểu khu 266b (phường 3, TP Đà Lạt), thuộc đồi RôBin, cửa ngõ Đà Lạt.
Cùng ngày, Công an huyện Lâm Hà cho biết đã triệu tập một số người có liên quan lên lấy lời khai.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, các vụ vi phạm về phá rừng chậm bị phát hiện, xử lý; thậm chí có biểu hiện né tránh trách nhiệm, làm ngơ, kỷ cương pháp luật không được thực hiện nghiêm túc, gây bức xúc trong xã hội.
Một thực tế cho thấy, từ việc buông lỏng quản lý rừng, đất lâm nghiệp; giao đất rừng, dự án cho các tổ chức, cá nhân yếu kém, chưa khảo sát kỹ khi giao dự án... đã để xảy ra tình trạng mất đất rừng, dẫn đến tranh chấp, khiếu nại, ảnh hưởng nghiêm trọng ANTT địa bàn...
Những kẽ hở trong công tác quản lý và hoạt động kém hiệu quả của các nông lâm trường (nay là các Công ty TNHH Một thành viên) dẫn đến rừng xanh ngày càng thu hẹp và cùng với đó là lũ lụt, lở đất kèm theo muôn vàn ẩn họa khi thiên nhiên nổi giận vì những “lỗi lầm” của con người.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình vừa có văn bản yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo kiểm tra, làm rõ các vụ phá rừng xảy ra trong thời gian vừa qua mà các cơ quan báo chí đã phản ánh.
Khoảng 14h ngày 11/12, trong lúc kiểm tra, ngăn chặn hành vi lấn chiếm đất rừng làm rẫy, 3 nhân viên bảo vệ rừng của Hợp tác xã nông nghiệp Hợp Tiến, xã Quảng Sơn, huyện Đắk G’long (Đắk Nông) đã bị một số đối tượng hành hung, chém nhiều nhát vào người. Sau đó, các nhân viên bị thương đã được đưa đi bệnh viện cấp cứu.