#văn chương

Đặng Văn Chương - lặng lẽ những mạch chiều
12:40 31/03/2024

Đặng Văn Chương sinh ra từ làng Phù Lưu của miền Lộc Hà, Hà Tĩnh, của xứ miền Trung "mỏng và sắc như cật nứa" (Chữ của Hoàng Trần Cương). Lớn lên từ nơi đến sỏi đá cũng bị thổi bạc đi bởi gió Lào, rồi trở thành một cán bộ cao cấp của quân đội, chạm tuổi xế chiều, bỗng xoay ra đánh vật với ngôn ngữ của miền thơ. Đến nay, sau gần hai mươi năm miệt mài và lặng lẽ dan díu cùng câu chữ, anh đã có cho mình 5 tập thơ đầy đặn.

Từ những ngả nào thơ đến
14:33 21/03/2024

Cách nay cũng lâu lâu, nhà thơ, nhà phê bình Nguyễn Đức Tùng (sinh sống tại Canada) đã xuất bản một cuốn sách khá thú vị về thơ: "Thơ đến từ đâu". "Thơ đến từ đâu?", về bản chất, là một câu hỏi truy nguyên, và nó khiến tôi, trên cùng một ý hướng, phải hỏi cách khác đi: "Từ những ngả nào, thơ đến?".

Nhà văn của những người nông dân
07:55 16/03/2024

Một buổi sáng đẹp trời, tôi đến xã Vũ Lăng, huyện Tiền Hải, Thái Bình để thăm nhà văn Trần Văn Thước. Tôi cứ tưởng một nhà văn nổi tiếng chuyên viết về nông dân, nông thôn như ông sẽ sống trong ngôi nhà thoáng mát, có vườn cây, ao cá. Nhưng không, nhà văn Trần Văn Thước sống trong ngôi nhà nằm ngay sát đường làng, phía sau chỉ có một khoảng sân nho nhỏ.     

Thị dân cũ, thị dân mới, và văn chương
10:54 08/03/2024

Cách đây vài năm, nhà văn Nguyễn Việt Hà từng xuất bản một tiểu thuyết có  tên mang tính chất thông báo rất rõ ràng: “Thị dân tiểu thuyết”. Nhưng thật ra, chẳng cần thông báo như vậy thì tất cả các tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà cũng đều là tiểu thuyết về người thị dân, đích xác là về người thị dân Hà Nội, “dân phố cũ”, mà gần nhất là cuốn “Tuyệt không dấu vết”, có nhân vật “Hà thành lãng tử”, một gã trai Hà Nội biết chơi dương cầm, biết sử dụng kiếm Nhật, vừa đọc Kinh Phật vừa đọc Kinh Thánh vừa sành rượu tây, ta các loại, rốt cuộc lại là một bệnh nhân tâm thần phân liệt.

Nhà văn Nguyễn Bắc Sơn: Thành công từ những cỗ trọng pháo văn chương
13:58 24/02/2024

Với 25 đầu sách đã in, “nhà văn trẻ tóc bạc” Nguyễn Bắc Sơn được ghi nhận là một trong những cây bút văn xuôi sung sức với hàng loạt "cỗ trọng pháo văn chương" tiểu thuyết. Tác phẩm của ông thiên về chính luận, mổ xẻ cơ chế điều hành xã hội và hệ thống nhân vật điều hành cơ chế ấy.

Phát hiện mới về “nghi án văn chương” “Hai sắc hoa ti-gôn”
09:41 13/02/2024

Vừa qua, đại diện gia đình nhà thơ, liệt sĩ Thâm Tâm đã vui mừng thông báo tìm thấy bản in lần đầu tiên của bài thơ "Tống biệt hành" và "Hai sắc hoa ti-gôn" trên Tuần báo Tiểu thuyết thứ Bảy. Gần 90 năm kể từ khi bài thơ "Hai sắc hoa ti-gôn" ra đời, đến nay đây vẫn là một "nghi án văn chương" đặc biệt được độc giả và giới nghiên cứu phê bình quan tâm, nhưng vẫn chưa xác thực được tác giả của "Hai sắc hoa ti-gôn" thực sự là ai...

Nhìn lại văn chương 2023: Tôn vinh cống hiến của người trẻ
07:13 03/02/2024

Năm 2023 là một năm khá sôi động của văn chương với nhiều tác phẩm mới ra đời và nhiều tác giả - tác phẩm được tôn vinh bằng các giải thưởng đang được “trẻ hóa”. Đây thực sự là những tín hiệu hết sức đáng mừng, bởi có nhiều người trẻ đến với văn chương sẽ đem đến một không khí sáng tác tươi mới và ngày càng tiệm cận hơn với đời sống hiện đại.

Nhà văn Sương Nguyệt Minh và bến văn nhân
08:24 02/02/2024

Trước khi viết bài này, tôi đã đọc lại (lần thứ 3) truyện ngắn “Đêm làng Trọng Nhân” của nhà văn Sương Nguyệt Minh để đo lại cảm xúc với tác phẩm này. Và nó lại làm tôi khóc, thực sự là như thế, tôi không hề nói quá lên đâu.

Chuyện về nữ học sư Đoàn Lệnh Khương
12:55 28/01/2024

Cũng như người cô ruột của mình là Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, Đoàn Lệnh Khương có một cuộc đời tài hoa nhưng lắm nỗi truân chuyên. Người đời lúc thì gọi bà là nữ sĩ, khi thì lại gọi bà là Nữ học sư. Thôi thì gọi bà là gì thì cũng nói lên một điều: Đoàn Lệnh Khương tài sắc vẹn toàn.

Nhà văn Nguyễn Phú: Phơi mở nét "vân hoa" tộc người
18:18 06/01/2024

Với nhà văn Nguyễn Phú, mỗi lần cần gì liên hệ tôi hay gọi “Biên vương ơi”. Dắt dây câu chuyện phải kể đến đám viết trẻ chúng tôi bảo nhau nhà văn Nguyễn Thế Hùng là “Nam vương” của làng văn, thế còn Nguyễn Phú là gì, suy nghĩ mãi tôi trao ngay cho anh hai từ “Biên vương”.

“Thồ tình yêu đến những cuộc chợ phiên''
18:04 05/01/2024

PGS.TS Lê Thị Bích Hồng là sự hợp huyết giữa hai vùng văn hóa: Cố đô Huế - quê cha, Kinh Bắc - quê mẹ. Vốn là học sinh giỏi văn, chị có mặt trong đội tuyển thi học sinh giỏi toàn quốc; từng đảm nhiệm trọng trách Phó Vụ trưởng Vụ Văn hoá - Văn nghệ (Ban Tuyên giáo Trung ương) và hiện là giảng viên cao cấp Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội.

Nhà văn Phan Đình Minh và “Mùa hoa liễu quế hương” năm ấy
18:21 03/01/2024

Thi thoảng, tôi hay ngồi lại để nghĩ về các nhà văn và định hình khuôn mặt văn chương của họ. Có người nghĩ mãi, tìm mãi mà mình không thể phác vẽ được, bởi mình đọc họ rồi, mà mọi thứ cứ tuội đi. Có người nghĩ thật lâu mới chầm chậm hiện lên đôi nét nào đó. Nhưng có người chỉ cần nhớ đến cái tên của họ, giọng nói của họ thì ngay lập tức gương mặt đời thường và gương mặt văn chương đồng hiện.

“Thế giới bình thường” của người “tử vì đạo” văn chương
22:39 28/12/2023

Bộ tiểu thuyết 3 tập “Thế giới bình thường” của nhà văn Lộ Dao đã được chuyển ngữ xuất bản bằng nhiều thứ tiếng nước ngoài. Mới đây, với sự ký kết hợp tác giữa NXB Hội Nhà văn và Tập đoàn Xuất bản Bắc Kinh, bạn đọc Việt Nam sẽ được đọc tác phẩm nổi tiếng này từng được Hội Nhà văn Trung Quốc trao Giải thưởng Văn học Mao Thuẫn.

Nhà văn Tống Phước Bảo: Xót từng câu, đau từng chữ!
18:10 05/11/2023

Khoảng hơn mười lăm năm trước, nhà văn Tống Phước Bảo từng thử sức sáng tác một số bài thơ, truyện ngắn nhỏ đăng rải rác trên các báo địa phương. Nhưng dường như cái duyên chưa đủ lớn, cây bút 8X này tạm gác lại đam mê để hòa vào vòng xoay mưu sinh xô bồ, bận rộn. Ở tuổi 35, những trải nghiệm cuộc sống đầy cung bậc cảm xúc thôi thúc anh quyết định khơi lại ngọn lửa văn chương vẫn âm ỉ cháy trong trái tim mình.

Đào Quốc Vịnh: Ta như ngọn nến bỏ quên
08:06 05/11/2023

Trước khi gặp Đào Quốc Vịnh, giữa tôi và ông là “bạn bè” ảo. Qua mạng xã hội cũng dễ nhận biết “tạng” người để bầu bạn. Tôi nhận ra ông là người có trách nhiệm xã hội. Tôi là nhà báo, cho đến bây giờ vẫn viết về những vấn đề “thời sự” trong nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục nên cần thông tin tham chiếu. Thế là quý nhau.

20 năm nuôi mộng văn chương
10:24 13/10/2023

Năm 1979, Trường Viết văn Nguyễn Du được thành lập với sự nỗ lực rất lớn của lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam lúc bấy giờ. Tổng cục Chính trị (Bộ Quốc phòng) khi đó đã tạo điều kiện cho anh em văn nghệ sĩ từ các chiến trường được đi học.

Nhà văn Nguyễn Phúc Lộc Thành: Thơ như quả phúc
09:14 13/10/2023

Giữa thu, Nguyễn Phúc Lộc Thành “đột ngột” mở tiệc văn chương. Mùa thu đã giăng mắc lòng người rồi, những câu lục bát của anh như gieo xuống cõi người ngổn ngang trăm ngàn mưa móc những nỗi niềm tàn sen, đồng cũ, mùa xa... và bao nỗi thương nhớ thắt thẻo, rưng rưng về mẹ. Có vẻ như Nguyễn Phúc Lộc Thành tìm thấy thơ như cá tìm thấy biển, như cánh chim tìm thấy rừng xanh, như lửa tìm thấy núi để ngút trào dòng nham thạch.