Tổng thống Iran ngày 21-8 tuyên bố nếu xuất khẩu dầu của Iran bị cắt giảm về con số 0, các tuyến giao thông đường thủy quốc tế sẽ không còn an ninh như trước đây, đồng thời, cảnh báo Washington về việc tăng cường áp lực đối với Tehran.
Căng thẳng giữa Iran và Anh liên quan tới việc bắt giữ các tàu chở dầu của nhau chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. London muốn tìm kiếm sự ủng hộ của Brussels trong hồ sơ này nhưng EU đang rất cẩn trọng vì châu Âu rất muốn Tehran duy trì thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015.
Ngày 24-7, tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho biết quân đội nước này sẽ không cung cấp tàu hộ tống hàng hải cho tất cả các tàu thương mại khi đi vào Vùng Vịnh nhưng sẽ duy trì sự hiện diện quân sự ở đó để ngăn chặn mối đe dọa từ Iran.
Một tàu chiến của Anh sẽ hộ tống các tàu có gắn cờ của nước này đi qua Eo biển Hormuz nhằm bảo vệ tự do hàng hải, một thay đổi trong chính sách sau khi chính phủ Anh trước đó cho biết họ không có nguồn lực quân sự để có một hành động như vậy.
Cục hàng không liên bang Mỹ (FAA) đã ban hành lệnh khẩn cấp tối 20-6 (giờ Mỹ) cấm các hãng hàng không nước này bay trong không phận do Iran kiểm soát trên eo biển Hormuz và Vịnh Oman do căng thẳng leo thang.
Iran khẳng định nước này có đủ năng lực quân sự để phong tỏa công khai toàn bộ Eo biển Hormuz chiến lược, đồng thời yêu cầu Mỹ lập tức rút binh sĩ và khí tài khỏi khu vực này.
Iran không “ngồi yên chờ chết” mà đang từng bước chuẩn bị các biện pháp đáp trả mạnh mẽ gói trừng phạt thứ hai của Mỹ, có hiệu lực từ ngày 4-11-2018, được tái áp đặt sau khi Tổng thống Donald Trump đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân được ký năm 2015 giữa Iran và 6 cường quốc trên thế giới.
Quân đội Iran chính thức xác nhận nước này vừa tiến hành một cuộc tập trận quân sự quy mô lớn trên vùng Vịnh nhằm đối phó với các mối đe dọa tiềm tàng.
Mỹ đang xem xét việc tiến hành hoạt động quân sự nếu Iran quyết định đóng cửa eo biển Hormuz, một tuyến hàng hải quan trọng để xuất khẩu xăng, dầu được sản xuất ở Trung Đông, Báo Israel Maariv đưa tin hôm 28-7.
Một nguồn tin giấu tên tiết lộ với Reuters hôm 29-11 rằng, một tàu chiến của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran hôm cuối tuần đã hướng vũ khí vào một chiếc trực thăng của quân đội Mỹ trên eo biển Hormuz.
Một tàu hải quân Mỹ đã bắn cảnh cáo một tàu tấn công nhanh của Iran tiếp cận 2 tàu chiến, người phát ngôn Lầu Năm Góc cho biết vào ngày 26-8.
Một quan chức Quốc phòng Mỹ tuyên bố tàu khu trục Mỹ đã bị 4 tàu tàu cao tốc của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran "quấy rối" tại eo biển Hormuz
Một cuộc chiến với Iran sẽ là “mẹ của các cuộc chiến tranh”, Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố ngày 6-8 trong một bài phát biểu trực tiếp trên truyền hình nhà nước Iran, thêm một lần nữa cảnh báo rằng hoạt động hàng hải qua Eo biển Hormuz sẽ không an toàn.
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hối thúc Hàn Quốc và Nhật Bản tham gia liên minh an ninh hàng hải quốc tế, nhằm tạo mặt trận chung bảo vệ các tàu chở dầu ở khu vực vùng Vịnh, sau khi các nước châu Âu phản đối đề xuất này của người đứng đầu Nhà Trắng. Vậy, Seoul và Tokyo sẽ làm gì trước lời kêu gọi này?
Trong vòng 24 giờ, giới quan sát quốc tế liên tục dồn sự chú ý về eo biển Hormuz, để rồi cuối cùng tạm thở phào. Song, “chưa có gì thực sự căng thẳng xảy đến” không có nghĩa là “không thể có gì thực sự căng thẳng xảy đến”.
Iran thông báo giới chức nước này bắt một tàu dầu nước ngoài gần Eo biển Hormuz hôm 14-7 với cáo buộc buôn lậu một triệu lít dầu thô, song không nói tàu của nước nào.