Cuộc cách mạng 4.0 đã mở ra cơ hội cho tất cả các quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng không thể đứng ngoài cuộc.
Được xác định là Năm Quốc gia khởi nghiệp, năm 2016 có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển của 5 năm tiếp theo. Doanh nghiệp (DN) chính là lực lượng quyết định thành bại của nền kinh tế đất nước trong hội nhập. Và nâng cao nội lực của DN là nhiệm vụ trọng tâm.
Tại Tọa đàm Chính sách thuế và vai trò của Hải quan trong việc thúc đẩy công nghiệp ôtô Việt Nam do Báo Hải quan phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) tổ chức ngày 3/11 tại Hà Nội, các chuyên gia về ôtô đồng loạt kiến nghị cởi bỏ chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đang áp dụng đối với xe hơi và linh kiện để giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh và kích cầu tiêu dùng trong nước.
Bức tranh kinh tế 10 tháng đầu năm có nhiều điểm sáng với cán cân thương mại hàng hoá của Việt Nam ước tính xuất siêu trên 7 tỷ USD, trong đó tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước cao hơn nhiều tốc độ tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Toạ đàm "Làm thế nào để có thương hiệu mạnh" diễn ra vào ngày 7-9 với sự tham dự của nhiều doanh nhân, học giả, chuyên gia, nhà văn hóa uy tín đã có những chia sẻ thiết thực nhằm góp phần xây dựng một cộng đồng doanh nghiệp Việt thực sự lớn mạnh với những thương hiệu ngày càng mạnh,vươn ra thế giới.
Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay, việc triển khai xây dựng Chiến lược Thương hiệu quốc gia đáp ứng xu hướng phát triển mới là hết sức cần thiết. Việt Nam cần tạo một chiến lược quảng bá đồng bộ, nhất quán và chuyên nghiệp về thương hiệu Việt Nam trên thị trường thế giới.
Techcombank nằm trong danh sách Top 50 Doanh nghiệp Việt có Thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn.
Trong giai đoạn 2016 – 2020, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã tham gia, theo lộ trình cam kết sẽ từng bước cắt giảm hoặc xóa bỏ hàng rào thuế quan. Vì vậy, doanh nghiệp (DN) cần tận dụng các cơ hội trên để phát triển sản xuất kinh doanh.
Bao giờ doanh nghiệp Việt nói không với tham nhũng vẫn là một câu hỏi lớn? Mảnh đất "nuôi dưỡng" tham nhũng có phải chính là cộng đồng doanh nghiệp? Hay doanh nghiệp vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân trong cùng một bi kịch?
Trong hai năm qua, khoảng một nửa các doanh nghiệp được khảo sát tại Việt Nam đã và đang đối mặt với tội phạm kinh tế/gian lận và gần 1/2 trong số người ham gia khảo sát tại Việt Nam cho biết họ đã bị tội phạm mạng tấn công.
Với thị trường trên 1,3 tỷ dân, Trung Quốc hiện là thị trường nhập khẩu lớn nhất, thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam.
Với thị trường 660 triệu dân, GDP năm 2016 đạt 2.551 tỷ USD và dự kiến trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới vào năm 2030, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hứa hẹn sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho các DN Việt Nam. Tuy vậy sau gần 3 năm thành lập AEC, hàng hoá của các nước trong khu vực tràn vào Việt Nam khá lớn, nhất là hàng Thái Lan. Nhưng, đến thời điểm này các doanh nghiệp (DN) trong nước vẫn còn quá thờ ơ với các thị trường này...
Theo khảo sát mới nhất của Bộ Công Thương về tính sẵn sàng ứng dụng các công nghệ 4.0 trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp, vẫn có tới 82% doanh nghiệp đang ở vị trí mới nhập cuộc. Trong đó 61% còn đứng ngoài cuộc và 21% doanh nghiệp bắt đầu có các hoạt động chuẩn bị ban đầu.
Thị trường vốn Việt Nam phát triển chậm, doanh nghiệp Việt vốn mỏng… là những đánh giá được đưa ra tại diễn đàn chuyên đề vốn - tài chính với chủ đề “Mở rộng thị trường vốn-tài chính Việt Nam, thách thức và giải pháp”, do Diễn đàn Kinh tế Việt Nam tổ chức sáng 21-8.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh yêu cầu bảo đảm tổ chức thành công Hội nghị WEF ASEAN về mọi mặt, tạo cơ hội tối đa cho các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp tiếp cận và mở rộng hợp tác với các tập đoàn hàng đầu thế giới và khu vực.
Theo các chuyên gia, nếu doanh nghiệp Việt “chậm chân” trong việc ứng dụng về chuyển đổi số, thì sẽ sớm bị loại khỏi “cuộc chơi”.