Bộ phim “Ròm” được công chiếu ngày 25/9 thực sự là một sự kiện được công chúng quan tâm. Bởi lẽ, xung quanh bộ phim “Ròm” đã xảy ra không ít ồn ào, từ chuyện được giải thưởng ở nước ngoài đến chuyện bị xử phạt và từng hoãn ra mắt vì đại dịch COVID-19. Hơn 16 nghìn vé được khán giả đăng ký mua trước ngày bộ phim “Ròm” ra rạp, đã nói lên điều gì?
Thị trường điện ảnh Việt Nam nếu không phải vướng vào đại dịch COVD-19 thì đang ngày càng sôi động, chứa đựng nhiều cơ hội sáng tạo cho các nhà làm phim. Tuy nhiên, làm thế nào để thu gần được khoảng cách trong quan điểm giữa các nhà làm phim độc lập và cơ quan quản lý, hội đồng duyệt phim?...
Mặc dù mùa phim hè năm nay chậm hơn so với mọi năm, nhưng trong điều kiện ít phải cạnh tranh với những bộ phim "bom tấn" nước ngoài, liệu phim Việt có tận dụng được để tạo nên một "mùa hè rực rỡ"?
Là một trong những lĩnh vực thuộc đời sống văn hóa nghệ thuật bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID - 19 nên chỉ ngay sau khi hết giãn cách xã hội, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh như sản xuất phim, phát hành... ngay lập tức khởi động để sớm đạt được hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, trong tình trạng khó khăn chung như hiện nay thì mọi việc không thật dễ dàng...
Hiệp hội Xúc tiến và Phát triển điện ảnh Việt Nam vừa có văn bản "kêu cứu" gửi Thủ tướng Chính phủ trước những khó khăn mà lĩnh vực này đang gặp phải. Trong đó, Hiệp hội đề nghị hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, phát hành và chiếu phim đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề do dịch bệnh COVID-19 gây ra.
Bỏ qua những câu chuyện ì xèo về chất lượng hay kiểm duyệt phim thì 2019 có thể nói là một năm khởi sắc của điện ảnh Việt khi những kỷ lục phòng vé liên tục được xác lập. Và sự xuất hiện của một số phim nghệ thuật được vinh danh tại các giải thưởng uy tín trong và ngoài nước tạo dấu ấn mới cho điện ảnh nước nhà.
Đạo diễn Việt kiều Dustin Nguyễn lần đầu tiên làm đạo diễn phim Hollywood. Đó là series phim hành động “Warrior” (Chiến binh) được chiếu trên kênh truyền hình Cinemax. Dustin Nguyễn đã rất quen thuộc với công chúng Việt qua những bộ phim anh đạo diễn như “Lửa Phật”, “Trúng số”, “789 Mười”…
Vài năm trở lại đây, các bộ phim remake xuất hiện với tần suất dày đặc trên truyền hình lẫn màn bạc. Bàn tán sôi nổi nhất mới đây là bộ phim "Hậu duệ mặt trời" phiên bản Việt. Bộ phim này không chỉ làm theo kịch bản mà còn sao y hình thức "quay đến đâu, chiếu đến đó" của truyền hình xứ kim chi.
Những gương mặt mới của điện ảnh liên tục xuất hiện với cấp độ dày đặc. Không chỉ mới và trẻ ở khâu kịch bản, đề tài, ở tên tuổi đạo diễn mà ngay cả dàn diễn viên cũng toàn cái tên lạ huơ lạ hoắc. Không ngoa khi nói rằng: năm 2018 là mùa phim của người trẻ.
Ðặng Thái Huyền không còn là cái tên xa lạ trong điện ảnh Việt. Nhưng năm 2017 đánh một dấu mốc quan trọng hơn với chị, là lần đầu tiên chị dấn thân làm một bộ phim kinh dị, chấp nhận một cuộc chơi với thị trường nghiệt ngã bằng tâm nguyện “được ăn cả ngã về không”.
Tới tấp thông tin vui về với điện ảnh Việt những ngày vừa qua. Mừng mừng nhưng cũng tủi tủi, bởi, các phim này trước đó chẳng mấy dấu ấn trong nước. Nó không hề được ghi nhận bởi các Ban giám khảo chấm ở các cuộc thi trong nước...
Năm 2015, doanh thu phòng chiếu bội thu với nhiều phim lên tới gần 80 tỷ đồng sau một thời gian ngắn ra rạp. Phim Việt dần khẳng định được vị thế của mình với "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh", "Yêu", "Em là bà nội của anh", "Trúng số", "Đập cánh giữa không trung"...
Tháng 9 là thời hạn cuối cùng cho việc cổ phần hóa các hãng phim nhà nước. Hãng phim truyện Việt Nam và Hãng phim Giải phóng đang hoàn thiện những thủ tục cuối cùng cho cuộc "thay máu" này. Nhưng xem ra, việc cổ phần hóa cũng chỉ là "bình cũ rượu mới" mà thôi.
Song song với xu hướng mời bằng được những tên tuổi thuộc hàng "ngôi sao phòng vé" vào phim thì săn tìm những gương mặt mới cũng trở thành một trào lưu của nhiều đạo diễn hiện nay. Kết quả của những nỗ lực tìm kiếm đó đã mang đến cho điện ảnh Việt những "nàng thơ" mới trên màn bạc và niềm hy vọng cho công chúng.
Những năm gần đây, khi Tết đến xuân về, nhiều bộ phim điện ảnh lại rộn ràng ra mắt công chúng, góp chung vào không khí hân hoan chào năm mới của dân tộc. Tiếc rằng, dù mang nhiều tâm huyết và mong ước của các nhà làm phim gửi gắm chia sẻ niềm vui cùng khán giả, nhưng xem kỹ thì thấy nội dung nhiều bộ phim chiếu vào dịp Tết thiếu vắng cái hồn dân tộc, thiếu cái không khí Tết, thiếu cái văn hóa cổ xưa của dân tộc.
“Cậu Vàng” được kỳ vọng là một trong những phim Việt ra rạp ấn tượng vào những ngày đầu năm mới 2021. Đây là kịch bản ấp ủ hàng chục năm của cố NSND Bùi Cường, chuyển thể từ tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nam Cao. Nhưng, “Cậu Vàng” không được như kỳ vọng, nếu không nói là khiến khán giả thất vọng. Một lần nữa, vấn đề chuyển thể từ tác phẩm văn học sang kịch bản điện ảnh lại được đặt ra.