UBND tỉnh Gia Lai đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng rừng thông gần 50 tuổi tại huyện Đak Đoa, Gia Lai để làm sân golf. Tuy nhiên, đề xuất này đã bị Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) bác bỏ; đồng thời, đề nghị địa phương cẩn trọng khi đề xuất dự án.
Dù chưa được cấp quyết định chủ trương đầu tư, chưa có đánh giá tác động môi trường nhưng chủ đầu tư dự án chăn nuôi bò thịt tại xã Ia Puch, huyện Chư Prông, Gia Lai đã triển khai dự án với quy mô chăn nuôi hàng nghìn con gia súc.
Trong cùng một ngày (ngày 16/11), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã cùng lúc ban hành ba công văn gửi đến các tỉnh Bình Thuận, Quảng Nam và Ninh Bình loại bỏ 3 dự án xin chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.
Tại một số địa phương miền trung đã diễn ra một số hành vi ngang nhiên xâm hại rừng đặc dụng và hành lang an toàn lưới điện cao thế.
Tức tối vì ông Châu không đồng ý bán gỗ, người cháu họ đã lấy dao thái chuối chém ông Châu gục tại chỗ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có chỉ thị về nhiệm vụ, giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và cho thuê môi trường rừng đặc dụng, phòng hộ.
Khi nhánh trái của Khu du lịch Quốc gia hồ Tuyền Lâm được đầu tư xây dựng, kết nối với QL20 ngay dưới chân đèo Prenn Đà Lạt cũng là lúc nhiều người kéo tới tiểu khu 268, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) phá rừng, lấn chiếm đất.
Dự án thủy điện Thượng Nhật, tại xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông, Thừa Thiên - Huế, đã được thi công hơn 3 năm nay và chuẩn bị tích nước, song chủ đầu tư dự án là Công ty CP Đầu tư thủy điện miền Trung Việt Nam (gọi tắt Công ty Thủy điện miền Trung) vẫn chưa chi trả tiền đền bù cho người dân bị thu hồi đất rừng sản xuất, với số tiền hàng chục tỷ đồng…
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng vừa ký văn bản chỉ đạo xử lý, khắc phục sau thanh tra toàn diện công tác quản lý, sử dụng đất rừng trên địa bàn 10 xã và thị trấn (huyện Sóc Sơn) giai đoạn từ 2008-2018.
Hơn 10 năm qua, hàng trăm dự án sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên đã được chính quyền cấp phép đầu tư. Tuy nhiên, một điều đáng ngạc nhiên là phần lớn các dự án này hoạt động không mấy hiệu quả, thậm chí nhiều dự án xin đầu tư xong để nhằm mục đích sang nhượng, mua bán đất, chặt phá rừng trái phép…
Trong ngày 22-10, Thanh tra TP Hà Nội Nội cũng đã chính thức công bố quyết định thanh tra toàn diện quá trình sử dụng đất rừng trên địa bàn hai xã Minh Phú và Minh Trí (huyện Sóc Sơn).
Ngày 8-9, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết vừa chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ vụ phá rừng tại tiểu khu 270, thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, sau khi Báo CAND có bài “Rừng thông Lâm Đồng tiếp tục bị tàn phá” đăng ngày 4-9.
Được thành lập từ năm 1997, Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ đầu nguồn Krông Năng (Đắk Lắk) được giao quản lý, bảo vệ gần 7.800ha rừng và đất rừng, trong đó có 5.000ha rừng phòng hộ đầu nguồn và hơn 2.000ha đất trồng rừng sản xuất. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, do buông lỏng công tác quản lý, giao đất sai đối tượng nên hàng nghìn hécta rừng, đất rừng đã bị các hộ dân lấn chiếm sử dụng và mua bán trái phép…
Mặc dù chưa đền bù và đất rừng của dân nằm ngoài vùng quy hoạch của thủy điện, nhưng Công ty CP 30/4 Quảng Ngãi là chủ đầu tư dự án thủy điện Sơn Trà 1 đã tự ý chặt phá cây trồng trên đất rừng của nhiều hộ dân ở xã Sơn Lập, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi, khiến người dân bức xúc khiếu kiện vụ việc lên chính quyền địa phương.
Ngày 15-5, Công an huyện Lục Nam, Bắc Giang cho biết đang tích cực điều tra, làm rõ vụ tranh chấp đất rừng dẫn đến gây thương tích.
Ngày 26 - 4, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ra văn bản giao Thanh tra tỉnh này thanh tra đối với công trình xây dựng trên đất rừng ở thôn 6, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, được cho là “biệt phủ” của ông Bùi Hạ Long, Phó Tổng giám đốc Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh.