#hoạt động trong lòng địch

Lực lượng B22 – Cánh tay nối dài “Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển”
17:45 27/04/2015
Ngày 23/1/1961, Hội nghị lần thứ III Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) căn cứ vào tình hình thực tế chiến trường miền Nam, đã quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam thay cho Xứ ủy Nam Bộ, trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam. Sau khi được thành lập, Trung ương Cục miền Nam đã thành lập các ban chuyên môn phục vụ lãnh đạo kháng chiến. Trong đó có Ban Giao bưu vận được Trung ương Cục ra quyết định thành lập vào ngày 2/6/1962.
Chuyện bây giờ mới kể của 3 cán bộ Công an đi B
22:15 23/04/2015
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nuớc, Lực lượng CAND đã có hàng vạn lượt cán bộ chiến sĩ tình nguyện lên đường chi viện cho các chiến trường. Trong số đó đã có hàng ngàn cán bộ chiến sĩ (CBCS) hy sinh hoặc để lại một phần xương máu tại chiến trường. Có những người may mắn trở về tuy còn lành lặn nhưng lại phải gánh chịu nỗi đau âm thầm lặng lẽ mà không dễ tỏ cùng ai. Đó là vĩnh viễn mất đi quyền làm cha thiêng liêng - một điều đương nhiên đối với những người bình thường khác.
Chuyện về điệp viên Ba Quốc: Gậy ông đập lưng ông
07:05 30/01/2015
1. Trở thành người của Phủ Đặc ủy tình báo trung ương Sài Gòn, ông Ba Quốc nắm giữ nhiều chức vụ. Có lúc ông là trợ lý cho Cục trưởng Cục Tình báo quốc nội, có lúc làm Trưởng ban Đoàn thể phụ trách các đảng phái chính trị. Lợi dụng những vị trí này, ông bí mật, cần mẫn tìm hiểu về bộ máy tổ chức, nhân sự, các kế hoạch cũng như sự chi phối của CIA với các kế hoạch của Phủ Đặc ủy tình báo trung ương Sài Gòn.
Chuyện về điệp viên Ba Quốc: Vụ ám sát Hoàng thân Sihanouk
11:20 28/01/2015
Là điệp viên đơn tuyến, hoạt động trong lòng địch từ năm 1950 đến 1974, bằng tài trí, mưu lược và lòng dũng cảm, Thiếu tướng tình báo Đặng Trần Đức - còn có tên khác là Trần Văn Quốc (Ba Quốc) đã luồn sâu vào bộ máy lãnh đạo chóp bu của chính quyền Sài Gòn - từ Ngô Đình Diệm đến Nguyễn Văn Thiệu để kịp thời cung cấp cho cách mạng những tin tức quý giá, góp phần làm nên Đại thắng mùa xuân năm 1975.
Chuyện gia đình của nhà tình báo
11:05 17/01/2015
Minh Vân (tên đầy đủ Đào Thị Minh Vân) là một tác giả đặc biệt với một thân phận đặc biệt. Mẹ đẻ mất trong kháng chiến chống Pháp năm 1947, khi chị chỉ mới hơn một tuổi. Cha chị, nhà tình báo anh hùng Đào Phúc Lộc, tức Hoàng Minh Đạo, tức Năm Thu, Năm Đời… đã gửi cô con gái bé bỏng lại hậu phương chỉ sau đó vài ngày để rồi mãi mãi ra đi theo tiếng gọi của non sông. Gọi tác giả đặc biệt là bởi chị không phải là người viết chuyên nghiệp, nhưng lại viết sách về cuộc đời mình.