Đầu năm 2019, chia sẻ với PV Báo CAND, TS. Lê Đăng Doanh-nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương vui mừng cho biết, năm 2018 đã để lại nhiều dấu ấn trong tăng trưởng, nhiều tín hiệu lạc quan từ kim ngạch xuất khẩu tới số doanh nghiệp mới tăng lên, niềm tin của doanh nghiệp vào thị trường đầy lạc quan.
Ngày 29-6 (giờ địa phương), Canada đã có động thái đáp trả lệnh áp thuế đối với nhôm và thép của chính phủ Mỹ, tuyên bố nước này sẽ áp mức thuế đáp trả lên đến 12,63 tỷ USD đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.
Cuộc đua triển khai mạng 5G có ý nghĩa đối với an ninh, ảnh hưởng và sự thịnh vượng của Mỹ. Khi các tín hiệu truyền đi khắp thế giới, chúng sẽ ảnh hưởng đến các khía cạnh của trật tự quốc tế.
Tuần này, cổ phiếu của SMIC - nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc - đã giảm gần 23%, xuống mức dưới 2,4 USD/cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong. Nguyên do là vì Lầu Năm Góc tuyên bố đang xem xét lệnh cấm xuất khẩu đối với công ty này.
Nhìn lại thế giới trong năm 2019, nhiều chuyên gia, các nhà nghiên cứu trên khắp các lĩnh vực đều có chung nhận định: 2019 là năm nhiều xáo trộn nhất, bất ổn nhất và ít hy vọng nhất trong lịch sử tính từ thời điểm Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989. Vì thế, năm 2020 được dự báo sẽ là năm tình hình thế giới diễn biến mau lẹ, khó lường...
Những ngày cuối cùng của năm 2019 đang dần khép lại với nhiều sự bất an. Trong một thế giới mà vai trò của các nước lớn ngày càng thể hiện tầm quan trọng, việc các nước này đưa ra những hoạch định chiến lược và thể hiện nó như thế nào đang nhận được sự quan tâm của cả thế giới, đặc biệt là những nước có sự cạnh tranh trực tiếp và những nước nhỏ hơn.
Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Gao Feng ngày 7-11 cho biết, Bắc Kinh và Washington đã đồng ý dỡ bỏ các lệnh áp thuế hàng hóa theo từng giai đoạn.
Mức độ căng thẳng trong quan hệ thương mại và nhiều lĩnh vực khác giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ đi tới đâu đều có tầm ảnh hưởng đặc biệt tới thế giới. Liệu Mỹ-Trung Quốc có thể tránh bi kịch chính trị nước lớn là câu hỏi không chỉ người dân hai quốc gia này quan tâm mà nhiều nước khác cũng theo dõi sát sao tiến trình giải quyết nút thắt giữa hai cường quốc này.
"Làm lành" với nhau là xu hướng đang được các quan chức hai nước xúc tiến.
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong quý 3 đã chậm hơn so với dự kiến và với tốc độ ì ạch nhất trong gần ba thập kỷ qua trong bối cảnh cuộc chiến thương mại với Mỹ đã gây ảnh ảnh hưởng đến nhiều ngành sản xuất của Trung Quốc.
Các nhà đàm phán Mỹ và Trung Quốc đã đạt được một thỏa thuận sơ bộ vào ngày 11-10 nhằm giảm bớt căng thẳng thương mại, tuy nhiên, việc đạt được một thỏa thuận toàn diện vẫn chưa thể được khẳng định.
Khi ông Trump còn chưa tuyên bố áp thuế 10% lên 300 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc, đòn trả đũa đến từ Bắc Kinh khá hiểm: bước đầu ngừng mua nông sản, thực phẩm Mỹ. Các hợp đồng mua thịt heo lớn bị hủy. Lượng đậu tương nhập khẩu từ Mỹ cũng giảm thê thảm. Chỉ với những thiệt hại bước đầu như vậy đã khiến người nông dân Mỹ lao đao...
Tân Hoa Xã hôm 13-9 đưa tin, Trung Quốc sẽ miễn áp thuế bổ sung đối một số mặt hàng nông sản nhập khẩu từ Mỹ, trước khi hai nước nối lại đàm phán thương mại sau khoảng thời gian căng thẳng.
Trong một tuyên bố chung được công bố ngày 13-9, các bộ trưởng Ngân khố và Tài chính của Australia, Canada, Indonesia và Singapore – 4 quốc gia thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã kêu gọi Mỹ và Trung Quốc chấm dứt những căng thẳng thương mại hiện nay và tránh gây thiệt hại cho các quốc gia khác.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc quyết định bơm 900 tỷ nhân dân tệ (NDT), tức 126 tỷ USD, vào hệ thống tài chính với nỗ lực kích thích tăng trưởng kinh tế, trong bối cảnh cuộc thương chiến với Mỹ có thể kéo dài.
Reuters cho biết, Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 2-9 đã đệ đơn kiện Mỹ tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với 300 tỷ USD hàng nhập khẩu nước này.
Sputnik đưa tin, ngày 1-9 đánh dấu việc cả Mỹ và Trung Quốc cùng tăng thuế lên các mặt hàng của đối phương chính thức có hiệu lực. Đây là động thái đánh dấu sự gia tăng căng thẳng trong cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.