Ngay sau khi được hỗ trợ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cộng với nhiều tàu cá được cấp giấy xác nhận hải sản sạch, an toàn, những ngày qua, hàng trăm tàu, thuyền ngư dân ở tỉnh Thừa Thiên- Huế đã nhổ neo vươn khơi xa, bám biển sản xuất trở lại. Đây là một tín hiệu tích cực sau thời gian tàu thuyền của ngư dân phải chịu cảnh nằm bờ, do ảnh hưởng từ hiện tượng cá biển chết bất thường…
Nhằm hỗ trợ ngư dân 4 tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế) đang đánh bắt xa bờ tại những vùng biển được chứng nhận an toàn, hệ thống siêu thị BigC sẽ hỗ trợ tiêu thụ không lợi nhuận 10 tấn cá nục tươi.
Tại hội thảo lấy ý kiến các nhà khoa học về nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung, hầu hết đều loại bỏ nguyên nhân thuỷ triều đỏ, chỉ tập trung vào nguyên nhân do độc tố hoá học.
Khuyến cáo người dân không ăn hải sản trong vùng biển nghi bị ô nhiễm và tránh việc tẩy chay các loại hải sản có nguồn gốc rõ ràng.
Ngày 30/4, làm việc lãnh đạo các Bộ: Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Công an, Văn phòng Chính phủ, lãnh đạo các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh về việc khắc phục hậu quả cá chết bất thường tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, sau khi nghe ý kiến của các Bộ, ngành trung ương và các tỉnh, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã kết luận, chỉ đạo.
Sáng ngày 30/4, tại bãi biển Phạm Văn Đồng, ông Nguyễn Điểu giám đốc Sở Tài nguyên môi trường(TNMT), cùng nhiều các bộ của Chi cục bảo vệ môi trường TP. Đà Nẵng đã “tắm biển” để khẳng định “Biển Đà Nẵng an toàn”…
Kết luận chính thức từ Trung tâm Kỹ thuật môi trường về kết quả phân tích mẫu nước biển Đà Nẵng cho thấy không có sự biến động bất thường nào.
Sau khi Bộ Tài nguyên – Môi trường đưa ra kết luận ban đầu về nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung, giới khoa học đã lên tiếng phản bác, cho rằng cần loại bỏ nguyên nhân thuỷ triều đỏ bởi không có đủ căn cứ khoa học.
Những ngày này, chúng tôi về cảng cá ở thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) và chứng kiến cảnh đìu hiu chưa từng có ở cảng cá này.
Liên quan đến hiện tượng hải sản chết bất thường tại các tỉnh ven biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế trong các ngày vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chỉ đạo không được để dân thiếu đói do phải ngừng đánh bắt hải sản...
Ngày 24/4, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đến huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh làm việc với lãnh đạo địa phương về tình trạng cá chết bất thường ven biển trong thời gian qua.
Ngày 24/4, tin từ UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, ông Trần Tiến Dũng-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đã có công văn chỉ đạo các sở, ngành, địa phương liên quan ở Quảng Bình khẩn trương tổ chức lực lượng thu gom, tiêu hủy cá chết tránh ô nhiễm môi trường.
Sau khi cá biển chết hàng loạt trôi dạt đầy bờ, các bãi biển du lịch nổi tiếng như: Cửa Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ, Cửa Tùng, Cửa Việt, Lăng Cô... không bóng du khách. Ngư dân cho tàu thuyền gác bãi vì hải sản đánh bắt được chẳng biết bán cho ai. Nỗi xót xa từ biển đang trùm lên cuộc sống của hàng vạn người dân.
Các cơ quan chức năng kết luận cá chết là do “môi trường nước bị ô nhiễm, có yếu tố gây độc trong môi trường nước biển”.
Sáng 22-4, đoàn công tác của Tổng Cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT và đại diện Viện Nghiên cứu Hải sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1, Cục Cảnh sát PCTP về môi trường (C49), Bộ Công an đã đến tỉnh Thừa Thiên- Huế để tìm hiểu nguyên nhân cá chết và lấy mẫu kiểm tra.
Chiều 21-4, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Vũ Văn Tám đã ký công văn khẩn khuyến cáo người dân các tỉnh miền Trung không được ăn cá chết đang diễn ra ở các tỉnh này. Đồng thời cơ quan chức năng cần chỉ cho người dân nhận biết sản phẩm cá đảm bảo an toàn để người dân yên tâm sử dụng.