Cựu binh Phan Văn Hôn (Bảy Hôn) sinh ra ở vùng đất thép Củ Chi, ấp Sa Nhỏ, xã Trung Lập Thượng. Năm 1960, khi mới 16 tuổi ông đã tham gia lực lượng du kích địa phương.
Trong các trận đánh khốc liệt trước, trong và sau Tết Mậu Thân, người chiến sĩ biệt động thành Lê Hồng Quân luôn có mặt ở những địa điểm ác liệt nhất.
Trên đường Hồng Bàng (Quận 5, TP Hồ Chí Minh) đoạn giáp vòng xoay Châu Văn Liêm trong hoa viên có một tấm bia lịch sử lưu dấu cho người đời về nơi kẻ thù đã xả súng thủ tiêu ba đồng chí là tù chính trị. Một vụ giết người man rợ và hèn nhát khiến lịch sử căm phẫn, lên án.
Từ cửa chợ Hòa Hưng có một con đường mang tên Trần Văn Đang chạy dài một vòng ôm hết bờ tường của ga xe lửa Sài Gòn. Trong hồi ức lịch sử, chiến sỹ biệt động Trần Văn Đang từng là niềm kiêu hãnh trong đội ngũ những người anh hùng “xuất quỷ nhập thần” đánh địch ngay giữa lòng thành phố Sài Gòn.
Suốt 28 năm ròng không quản khó khăn, gian khổ bà Phạm Thị Thảnh - vợ Anh hùng liệt sĩ Bành Văn Trân đã khăn gói lặn lội đi tìm hài cốt chồng khắp các tỉnh Miền Đông Nam bộ, đến Nha Trang, Đà Nẵng… Năm 1996, bà đã tìm thấy hài cốt ông tại trường đua Phú Thọ (quận 10, TP Hồ Chí Minh). Tên của Anh hùng, liệt sỹ Bành Văn Trân được đặt tên cho một con đường và một trường học ở quận Tân Bình ngày nay.
Với bản lĩnh và mưu trí, Nguyễn Thị Lài đã trở thành nữ biệt động thành nổi tiếng với những trận đánh xuất quỷ, nhập thần. Năm 1976, Nguyễn Thị Lài là một trong những cô gái đầu tiên ở miền Trung vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND...
Ngô Văn Thiều bị cảnh sát bắt tại chỗ. Đặng Quốc Tuấn lợi dụng cảnh hỗn loạn đã chạy thoát về điểm hẹn tại nhà của Ngô Văn Thiều. Rủi thay, có một tên cảnh sát sống gần đã nhận ra "thằng nhóc" chạy hốt hoảng về, báo ngay cho cảnh sát huy động lực lượng đến bao vây. Đặng Quốc Tuấn bị bắt cùng 3 quả lựu đạn tự chế trong nhà chưa sử dụng...
Từ khi còn là cậu bé, ông đã sống ở Sài Gòn, coi nơi ấy là quê hương thứ hai của mình. Lớn lên, ông trải qua 10 năm tham gia lực lượng Biệt động Sài Gòn, cải trang thành người bán rong… hoạt động cách mạng. Cựu binh Chu Văn Xuất (88 tuổi, thôn Cát Động, xã Kim Bài, Thanh Oai, Hà Nội) thuộc từng con ngõ, từng viên sỏi của thành phố ấy. Hơn 50 năm sau ngày phục viên, nỗi nhớ Sài Gòn ngày một da diết, khiến ông đau đáu không yên.